Chi tiết bài viết

RÁC THẢI TỪ LINH KIỆN ĐIỆN TỬ (E- WASETE)

RÁC THẢI TỪ LINH KIỆN ĐIỆN TỬ (E- WASETE)

Các thiết bị điện tử như ti vi, máy tính, điện thoại... ngày càng đóng vai trò không thế thiếu trong cuộc sống hiện đại. Nhưng sau một thời gian hữu ích, các thiết bị này bị bỏ đi, trở thành rác thải. Ngày nay, rác thải từ linh kiện điện tử (e-waste) đang được coi là một thảm họa mới đối với nhân loại.

Theo dữ liệu thu thập được từ các cơ quan trực thuộc Liên Hợp Quốc và các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trên toàn thế giới, lượng rác thải từ linh kiện điện tử trên quy mô toàn cầu đang không ngừng tăng lên trong những năm gần đây.

Chất thải từ linh kiện điện tử có chứa các kim loại nặng có thể phát tán trong quá trình xử lý tái chế không phù hợp, dẫn đến làm tổn hại đến con người, động vật, thực vật hoặc các thành phần của môi trường khác (Luo và cộng sự., 2011; Tsydenova và Bengtsson., 2011; Xue và cộng sự., 2012; Xu và cộng sự., 2014). Các quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi việc tái chế chất thải điện tử là Trung Quốc (Giuyu và Taizhou), Ấn Độ (Bengaluru và Delhi) và một số nước châu Phi (Lagos ở Nigeria, Accra tại Ghana), những nơi chất thải điện tử đã được tái chế hoặc xử lý với ít hoặc không có quy định, sử dụng công nghệ tiên tiến (Widmer và cộng sự., 2015; Ramesh và cộng sự., 2007;.. Leung và cộng sự, 2008; Chen và cộng sự, 2011; Zhang và cộng sự, 2012). Con người có thể trở thành nạn nhân của kim loại nặng trong không khí, đất, nước, bụi, và các nguồn thực phẩm thông qua một số tuyến đường bao gồm đường tiêu hóa, hô hấp, sự hấp thụ qua da từ các quá trình đốt cháy, thải của các cơ sở sản xuất (Kampa và Castanas, 2008; Robinsion, 2009). Kim loại nặng không thể giảm thiểu ở sản phẩm cuối cùng ít độc hại hơn, mà là khác nhau từ các chất ô nhiễm hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học. Mặc dù các kim loại nặng có các nguyên tố vi lượng rất cần thiết để duy trì sự trao đổi chất diễn ra bình thường ở một mức độ nhỏ, nhưng đa số các kim loại nặng có tác động tiêu cực với sức khỏe con người khi nồng độ của chúng vượt quá ngưỡng chịu đựng cho việc tích lũy sinh học của các thành phần chất thải từ linh kiện điện tử và các sản phẩm phụ trong các sinh vật sống theo thời gian (Jarup, 2013).

Khoảng 60 nguyên tố hóa học có thể được tìm thấy trong chất thải điện tử, trong đó có chì, cadmium, crom, manggan, niken, thủy ngân, đồng, asen, kẽm, sắt, nhôm, trong đó có nhiều khả năng được biết đến là độc hại (Grant và cộng sự.,2013; Heacock và cộng sự, 2015).. Những kim loại được sử dụng trong các sản phẩm như bo mạch, chip bán dẫn, ống tia âm cực, lớp phủ, và pin (Chen et al., 2011). Ô nhiễm kim loại nặng chất thải điện tử có nguồn gốc chủ yếu từ một số hoạt động tái chế chất thải điện tử bao gồm rang, đốt cháy, rửa trôi axit, băm nhỏ không thích hợp và tháo gỡ (Xu et al., 2015). Hoạt động tái chế chất thải từ linh kiện điện tử chính thức độc hại gây ô nhiễm môi trường ở địa phương mà đặt ra một mối đe dọa cho sức khỏe con người của người dân địa phương, đặc biệt là ở trẻ em. Kim loại nặng gây ảnh hưởng đến một số hệ thống đa dạng và các cơ quan, kết quả là cả hai hiệu ứng cấp tính và mãn tính đối với sức khỏe của trẻ em, từ kích thích đường hô hấp trên nhỏ để hô hấp mãn tính, tim mạch, thần kinh, tiết niệu và bệnh sinh sản, cũng như các tình tiết tăng nặng của các triệu chứng tồn tại trước và bệnh tật.

Theo Cơ quan môi trường châu Âu (EEA), lượng rác điện tử thải ra trên thế giới là khoảng 40 triệu tấn/năm và loại rác thải này tăng nhanh gấp 3 lần so với các loại rác khác. Một trong những lý do là lượng tiêu thụ loại sản phẩm này liên tục gia tăng, đặc biệt là ở các nước đông dân và đang phát triển nhanh như Trung Quốc và Ấn Độ.

Theo Tổ chức Hòa bình Xanh, năm 2008, số lượng người sử dụng điện thoại di động (ĐTDĐ) trên thế giới đạt 2 tỷ, trong đó chỉ riêng ở Trung Quốc, số máy ĐTDĐ mới bán ra đã lên đến 150 triệu chiếc. Số các loại sản phẩm điện tử khác như máy vi tính, ti vi, máy chơi điện tử... bán ra cũng tăng từ10%  -400% mỗi năm. Đến năm 2010, trong tổng số 710 triệu máy tính mới sản xuất trên thế giới, 178 triệu là ở Trung Quốc và 80 triệu ở Ấn Độ. Ngoài ra, do công nghệ thay đổi liên tục, vòng  đời của các thiết bị điện tử sẽ ngắn hơn, vì thế, rác thải từ linh kiện điện tử sẽ nhiều hơn. Vấn đề rác thải từ linh kiện điện tử hiện đã  đến mức báo động vì lượng rác  quá lớn đang thải ra mỗi ngày trên thế giới. Người ta ước tính rằng chất thải điện tử của toàn cầu là 41,8 triệu tấn vào năm 2014 và có thể tăng lên 65,4 triệu tấn vào năm 2017 (Breivik và cộng sự.,2014; Heacock và cộng sự., 2015). Vấn đề rác thải từ linh kiện điện tử hiện đã  đến mức báo động vì lượng rác  quá lớn đang thải ra mỗi ngày trên thế giới. Theo Silicon Valley Toxics Coalition (SVTC), một tổ chức bảo vệ môi trường có trụ sở ở San Jose (Caliíornia, Mỹ), mỗi năm có khoảng từ 20 -50 triệu tấn rác thải từ linh kiện điện tử được thải ra, trong đó có khoảng 130 triệu chiếc ĐTDĐ; 20  -24 triệu ti vi và máy tính chưa được xử lý, vẫn đang được lưu giữ tại nhà ở và văn phòng.

Chỉ riêng ở Mỹ, đã có khoảng 500 triệu máy tính cũ, trong đó chỉ khoảng 10% máy tính cũ được tái chế. Tỷ lệ tái chế máy tính trên thế giới không vượt quá 9%. Ởchâu Âu, hiện vẫn còn hơn 6 triệu tấn rác thải từ linh kiện điện tử chưa được tái chế. Tại Mỹ Latinh, theo số liệu của Viện Sinh thái quốc gia Mexico, 80% rác điện tử được bỏ ở các bãi rác hoặc gom tại nhà ở, cơ quan, xí nghiệp; 15% được thu gom theo chương trình tái chế; 20% được tái sử dụng và chỉ có 1% được cấp chứng chỉ về xử lý ô nhiễm môi trường.

Các công ty sản xuất cũng chưa tích cực tái chế các sản phẩm điện tử cũ hỏng do hãng sản xuất ra. Chẳng hạn, Nokia chỉ tái chế không nhiều hơn 2% số ĐTDĐ đã bán ra thị trường -đây là một kỷ lục đáng phê phán đối với một nhà sản xuất điện thoại hàng đầu thế giới như Nokia.

Các quốc gia có ngành công nghiệp điện tử phát triển nhất thế giói như EU, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Ôxtrâylia là các quốc gia thải nhiều rác điện tử nhất. Nhưng thay vì tái chế tại chỗ, các nước này lại chọn cách nhanh gọn hơn: xuất khẩu ra nước ngoài. Phần lớn loại rác thải từ linh kiện điện tử được xuất khẩu sang những quốc gia đang phát triển dưới dạng đồ cũ để bán lại hoặc tái chế.

Các phương pháp tái chế thô sơ là điểm chung của hoạt động tái chế tại Guiyu-Trung Quốc, Karachi-Pakistan và New Delhi-Ấn Độ. Tại Karachi và New Delhi, thậm chí bản mạch điện tử còn được đốt ngay trong khu vực nhà dân hoặc các nhà xưởng tạm bợ. Các bản mạch điện tử sau khi thiêu đốt và làm nguội được kim loại dưới dạng thỏi, các thỏi này được ngâm trong axit để thu hồi các kim loại quý như vàng bạc, các sản phẩm phụ ít được quan tâm hơn là đồng, thiếc…Trong quá trình tái chế các chất độc hại tới từ CHẤT THẢI NGUY HẠI TỪ LINH KIỆN ĐIỆN TỬ sẽ thâm nhập vào cơ thể con người thông qua nhiều con đường bao gồm đường tiêu hóa, đường hô hấp thậm chí là qua da.

Theo Tổ chức Hòa bình Xanh, từ 50% -80% rác thải từ linh kiện điện tử ở Mỹ được xuất khẩu sang Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia đang phát triển khác, trong đó có Việt Nam.

Sự tăng trưởng theo cấp số nhân của ngành công nghệ thông tin (CNTT) tại Việt Nam trong những năm gần đây đang kéo theo những nguy cơ lớn đối với môi trường như việc xử lý rác thải công nghệ. Trong 05 năm qua, ngành công nghiệp CNTT của Việt Nam đã được chứng kiến mức tăng trưởng ấn tượng trung bình 45,5% mỗi năm, đưa tổng doanh thu toàn ngành vượt quá $ 25,5 tỷ USD chỉ trong một mình năm 2012. Trong đó, tỷ lệ doanh thu phần mềm chiếm một con số rất nhỏ so với trên tỷ lệ đạt tới 94% của việc kinh doanh các thiết bị điện tử và phần cứng – số liệu trích dẫn từ Tổng cục Thống kê cho biết. Có nghĩa là các nhà sản xuất đồ điện tử đang dần đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, đồng nghĩa với việc lượng chất thải điện tử, chất thải nguy hại từ linh kiện điện tử phát sinh hằng năm sẽ càng tăng mạnh.

Tại Việt Nam hiện nay, chất thải nguy hại từ linh kiện điện tử đã được liệt vào danh sách những chất thải nguy hại nhưng chúng hoàn toàn chưa được phân loại tách riêng khỏi các loại chất thải rắn khác, công ty Môi trường đô thị chưa quản lý được nguồn phát sinh loại chất thải này cũng như chưa hề có thống kê chính xác lượng chất thải nguy hại từ linh kiện điện tử phát sinh hằng năm. Cách thức người dân chôn lấp chất thải nguy hại từ linh kiện điện tử đi theo một truyền thống xấu, tức là không quan tâm chất thải sẽ đi đâu, sẽ được xử lý ra sao. Một số thiết bị điện, điện tử kích thước nhỏ và vừa (pin, bóng đèn, điện thoại…)sau khi hết khả năng sử dụng được chôn lấp chung với rác sinh hoạt. Những thiết bị điện tử cũ hỏng kích thước lớn (TV, tủ lạnh, máy giặt…) thường được lưu trữ tại gia đình trong một thời gian nhất định trước khi bán lại cho người thu gom phế liệu. Một số thiết bị được thu gom về các tiệm đồ cũ hoặc tiệm sửa chữa đồ gia dụng; sau đó được tháo rời và tận dụng linh kiện để thay thế vào các thiết bị hỏng khác.

Mặt khác, chất thải nguy hại từ linh kiện điện tử còn âm thầm được chuyên chở về Việt Nam dưới danh nghĩa xuất nhập khẩu với mục đích tái chế. Nhiều cá nhân núp bóng doanh nghiệp để nhập loại chất thải này từ nhiều quốc gia trên thế giới. Khi hàng cập cảng họ viện nhiều lý do để thoái thác nhận hàng; hoặc họ sẽ bán lượng chất thải nguy hại từ linh kiện điện tử này cho các cơ sở tái chế tư nhân hay các làng nghề tái chế. Trong thời gian qua, chỉ có một số ít các quy định của Việt Nam có liên quan đến việc ngăn chặn nhập khẩu rác thải máy tính vào nước ta.

Có thể khẳng định tái chế chất thải nguy hại từ linh kiện điện tử chưa nhận được sự quản lý và quan tâm đúng mức tại Việt Nam do còn nhiều lỗ hổng trong các quy định pháp luật.

chất thải nguy hại từ linh kiện điện tử là nguồn thải lớn có nguồn cung chủ yếu là các thành phố; vì vậy thành phố càng lớn càng dễ xuất hiện các làng nghề tái chế, ví dụ điển hình đó là làng Triều Khúc tại Hà Nội, phường Tràng Minh tại Hải Phòng. Đặc thù của các làng nghề này là tự phát và “công nghệ” xử lý thô sơ. Các phương pháp xử lý và tái chế được sử dụng đối với chất thải nguy hại từ linh kiện điện tử chủ yếu là nghiền, đốt, nấu chảy hoặc hòa tan trong axit. Môi trường sống xung quanh các làng nghề này ngày một xuống cấp, đe dọa đến sức khỏe của người dân trong khu vực từng ngày, từng giờ. Những cuộc điều tra của Tổng cục Môi trường tại làng nghề tái chế chì Đông Mai, Hưng Yên cho thấy: mỗi người dân sống tại làng đều có nguy cơ giảm 10 năm tuổi thọ.

Xảy ra thực trạng kể trên là do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, Việt Nam chưa có văn bản pháp lý chỉ dẫn cụ thể về việc thu gom, tái chế và xử lý đối với chất thải điện tử. Thứ hai, đa phần người dân còn chưa tường tận mức độ nguy hại của chất thải nguy hại từ linh kiện điện tử khi chúng được xử lý không đúng cách. Thứ ba, nhiều hộ gia đình có mức sống thấp, điều kiện kinh tế khó khăn bắt buộc phải tham gia vào mạng lưới thu gom và tái chế rác thải thủ công.

Nhiều khu xử lý chất thải nguy hại từ linh kiện điện tử đã được xây dựng, nhưng chưa đi vào hoạt động hoặc chỉ hoạt động cầm chừng. Khảo sát thực tế tại khu liên hiệp xử lý rác Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội cho thấy: mặc dù hiện nay trong công ty cổ phần xử lý chất thải công nghiệp thuộc khu liên hiệp xử lý rác Nam Sơn đã có quy hoạch xây dựng dây chuyền xử lý bóng đèn Neon và các thiết bị điện tử , đã có nhà xưởng khu vực dành riêng, có phế liệu thu mua gồm khoảng 200 màn hình tivi và máy tính, có máy nghiền màn hình thủy tinh, tuy nhiên dây chuyền này chưa thực sự hoạt động, công nghệ xử lý chưa được nghiên cứu rõ ràng. Đây cũng là tình hình chung tại các khu xử lý rác tập trung trên cả nước.

Thống kê của một tổ chức quốc tế cũng cho biết trung bình mỗi năm, 1 người Việt thải ra 1kg rác thải điện tử, nếu nhân với 90 triệu dân thì tổng lượng rác điện tử lên tới 90.000 tấn/năm. Trong 10-15 năm tới, con số này sẽ đạt tới 7-8kg/năm, khi các sản phẩm công nghệ của thế giới ngày càng phát triển. Với tốc độ này, nếu không có những biện pháp kịp thời, Việt Nam rất có thể sẽ trở thành một bãi rác công nghệ với những ảnh hưởng không hề tốt đối với sức khỏe con người.

chất thải nguy hại từ linh kiện điện tử là dạng chất thải rắn không đồng nhất và phức tạp về vật chất và thành phần. Chất thải điện và điện tử chứa hơn 1000 chất khác nhau, trong đó có nhiều kim loại nặng, chất phóng xạ cũng như các chất độc thứ cấp. Vì vậy muốn phát triển hệ thống tái chế thân thiện môi trường và có hiệu quả điều quan trọng là phân loại và nhận dạng vật liệu có giá trị, các chất nguy hại tiếp theo và các đặc trưng vật lý của luồng chất thải điện tử.

Theo Trung tâm Quản lý chất thải và Nguồn tài nguyên Châu Âu, sắt và thép là các nguyên liệu phổ biến nhất trong các thiết bị điện và điện tử và chiếm hơn 50% tổng lượng chất thải điện và điện tử. Nhựa là thành phần nhiều thứ hai chiếm xấp xỉ 21% ; kim loại khác bao gồm cả kim loại quý hiếm(Al, Zn, Cu, Pb, Sn, Cr, Au, Ag, Pt, Pd …) chiếm xấp xỉ 13% tổng trọng lượng chất thải điện và điện tử. Thành phần tính theo % trọng lượng của các chất có trong chất thải nguy hại từ linh kiện điện tử.

Người ta ước tính có hơn 1000 chất khác nhau trong một chiếc máy tính, đa số chúng là các chất độc hại với môi trường. Một chiếc máy tính chứa khoảng 1,8 - >3,6 kg Chì. Màn hình thuỷ tinh chứa khoảng 20% Chì về khối lượng. Khi những bộ phận này bị vứt vào các bãi rác thải, Chì và các chất độc khác sẽ được giải phóng ra ngoài môi trường, đe dọa tới sức khỏe con người và các sinh vật khác. Đặc biệt, trong thành phần của chất thải nguy hại từ linh kiện điện tử đã nêu trên có chứa các chất nguy hại khác như As, Cd, Cr, Hg…

  1. là một tổ chức quốc tế, được thành lập với mục đích theo dõi việc thực hiện công ước Basel-một công ước quốc tế về kiểm soát việc xuất nhập khẩu qua biên giới và quá trình tiêu hủy chất thải nguy hại. Trong chương trình hành động của mình BAN đặc biệt quan tâm đến chất thải nguy hại từ linh kiện điện tử. Báo cáo Exporting harm do BAN đưa ra một bức tranh khá đầy đủ về vấn đề xuất khẩu các chất thải điện tử sang các nước đang phát triển. Báo cáo đặc biệt chỉ trích nước Mỹ xuất khẩu chất thải điện tử(E-waste) dưới cái tên “tái chế” nhưng không hề quan tâm đến các vấn đề liên quan như chi phí và thực trạng của quá trình tài chế này là rất có hại cho người nghèo, phụ nữ và trẻ em ở các nước Châu Á.

Thực tế cho thấy 60-80% rác thải từ linh kiện điện tử thu gom cho tái chế tại Mỹ nhưng ngay lập tức chuyển lên các container để xuất khẩu sang châu Á chủ yếu là Trung Quốc. Chỉ 25-75% thiết bị điện tử lỗi thời nhập khẩu vào Nigeria được sửa chữa và bán lại. Phần còn lại chủ yếu là đốt và chôn lấp. Ước tính tại Mỹ, mỗi tuần có khoảng 100 container các thiết bị điện tử đã qua sử dụng được xuất đi.

Các nước đang phát triển với tốc độ nhanh hiện nay như Trung Quốc,  Ấn Độ... có nhu cầu sử dụng các thiết bị tin học và điện tử công nghệ cao rất lớn. Sản xuất trong nước không đáp ứng được nhu cầu của đông đảo người dân nên việc nhập khẩu rác điện tử là việc tất yếu. Mặt khác, rác điện tử từ các nước công nghiệp được nhập vào các nước nghèo với giá rất rẻ và thông qua nhiều con đường. Ngay cả khi đã có luật cấm nhập khẩu rác điện tử, các nước nghèo vẫn rất khó khăn trong việc hạn chế lượng rác điện tử nguy hại vào nước mình. Thêm vào đó, lượng rác điện tử với các linh kiện cũ kỹ bị thải hồi không tận thu vào việc gì sẽ làm tăng chi phí xử lý tại các nước nghèo và cách giải quyết phổ biến là chất đống và đổ chung ra bãi rác sinh hoạt hoặc đổ ra sông hồ. Đây là cách giải quyết tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho cộng đồng.

Các nhà nghiên cứu chính phủ Mỹ ước tính ¾ số máy tính được bán ra tại nước này đang nằm tại các điểm lưu giữ chờ xử lý. Theo Worldwatch (2005) dự báo có khoảng 63 triệu máy tính các nhân cũ, lỗi thời không sử dụng nữa tức là cứ 1 máy tính cũ lỗi thời sẽ được thay thế bằng một cái mới trên thị trường Mỹ. Kết quả điều tra khảo sát 7527 gia đình và 2500 văn phòng tại Mỹ năm 2004 cho thấy 30,1 % giữ các máy tính cũ trong nhà, 22% chuyển cho bạn bè, 17,1% lưu giữ trong kho, 8,9% cho tặng từ thiện và 8,6% đem bán rẻ hoặc bỏ đi. Chỉ 3,6% được đem tái chế. Các nhà quản lý môi trường Mỹ cho rằng tốc độ tái chế thấp do khách hàng (người mua và sử dụng thiết bị điện tử) thường thải bỏ cùng rác thải các sản phẩm điện tử hết hạn sử dụng vì đó là lựa chọn thuận tiện và rẻ tiền nhất.

Một số ví dụ về tốc độ tái chế các thiết bị điện tử: Năm 1998 chỉ có 11% trong tổng số 20 triệu máy tính lỗi thời được tái chế. Trong năm 2004 hơn 7 triệu điện thoại di động được bán ra ở Australia tuy nhiên chỉ có 1,5 triệu chiếc được tái chế. Tuy nhiên một cuộc điều tra khác cho thấy chỉ 100000 điện thoại được tái chế thu hồi kim loại và hầu hết phần nhựa từ điện thoại loại bỏ không được tái chế. Một nghiên cứu tại bang Florida nước Mỹ cho thấy 8% máy tính cá nhân chôn lấp, 21% tái chế trong khi đó 72% được lưu trong các kho để chờ thiêu huỷ.

Do thiếu hoặc không thống nhất các tiêu chuẩn về tái chế chất thải điện tử giữa các nước nên việc xác định tốc độ tái chế không thể tính toán được. Về nguyên tắc mục đích xuất khẩu chất thải điện tử là để tái chế nhưng thường các chất thải được xuất khẩu để đem chôn tại các nước đang phát triển.

Nhìn chung ô nhiễm kim loại nặng trong lĩnh vực tái chế rác thải từ linh kiện điện tử gây tổn thương lớn đối với sức khỏe con người đặt biệt là trẻ em, đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Ngoài ra, tổn thương di truyền của kim loại nặng từ việc tái chế chất thải điện tử đã làm dấy lên mối quan tâm lớn cho các nhà khoa học và các mối quan tâm của cộng đồng trên thế giới.Vì vậy ngay lúc này cần phải có giải pháp giúp giải quyết tận gốc vấn đề rác thải từ linh kiện điện tử để việc phát triển công nghệ hiện đại dần đi vào sự hài hòa với môi trường và con người.

 Tài liệu tham khảo:

  1. Andrea Mecucci & Keith Scott, Leaching and electrochemical recovery of copper, lead and tin from scrap printed circuit boards Journal of Chemical Technology and Biotechnology (2002) 77:449-457
  2. Đỗ Quang Trung và các cộng sự (2008), Xây dựng giải pháp về quản lý và tái sử dụng chất thải điện tử (E-Waste) ở Việt Nam giai đoạn 2006-2010, Báo cáo tổng kết đề tài nhiệm vụ nhà nước bảo vệ môi trường- mã số QTM 06.01.
  3. Diagnostic health risk assessment of electronic waste on the general population in developing countries' scenarios_ Environmental Impact Assessment Review
  4.  Human Rights Impacts of E-Waste_Center for International Enviromental Law
  5. Trương Việt Trường/ Rác thải điện tử- Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ -Luyện Kim, Bộ Công Thương.
  6. X. Zeng và cộng sự / Chemosphere 148 (2016) tr 408-415

Liên hệ :

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

Địa chỉ: 158  Nguyễn Văn Thủ, P Đa Kao, Q 1, TPHCM

Chi nhánh: 2.14 Chung cư B1,số 2 Trường Sa, P 17, Q Bình Thạnh, TPHCM

ĐT: (08) 35146426 - (08) 22142126  – Fax: (08) 39118579 - Hotline 090 3649782 - 0907957895

Website:  www.minhphuongcorp.com    www.khoanngam.com

lên đầu trang

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Kinh doanh
0907957895
Mr Thanh
0907.957.895
info@minhphuongcorp.com.vn