Chi tiết dịch vụ

Hướng dẫn lập đề án bảo vệ môi trường chi tiết

I. Mở đầu
Trong những năm qua, việc thực hiện nghiêm túc Luật Bảo vệ môi trường được các chủ Dự án phát triển kinh tế quan tâm và thực hiện tốt các trách nhiệm bảo vệ môi trường. Các chủ doanh nghiệp sản xuất, thương mại dịch vụ, khu công nghiệp, khu dân cư, đô thị,nhà máy, bệnh viện, khách sạn, các nhà máy, nhà xưởng,…trước khi đi vào xây dựng hoạt động phải Đánh giá tác động môi trường hoặc Lập cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ về việc quy định hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Tuy nhiên nếu như với các dự án đã đi vào hoạt động mà chưa có các quyết định trên thì sẽ phải lập đề án bảo vệ môi trường. Tùy thuộc vào quy mô và loại hình cơ sở mà các chủ dự án phải lập đề án bảo môi trường chi tiết hoặc đơn giản được quy định hướng dẫn tại Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT.
Công ty cổ phần tư vấn đầu tư & thiết kế xây dựng Minh Phương với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường cũng muốn chia sẻ kiến thức sau nhiều năm trải nghiệm trong quá trình Lập báo cáo Đánh giá tác động Môi trường, Cam kết bảo vệ môi trường cũng như Đề án bảo vệ môi trường để Các chủ Dự án có thể tham khảo. Sau đây là các bước thực hiện.

 

cac buoc lap de an bao ve moi truong


II. Cở sở pháp lý
•    Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản.
•    Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
•    Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
•    Luật bảo vệ môi trường 2005.
•    Và một số văn bản pháp luật liên quan khác ứng với từng dự án.
III. Các bước cần làm trong lập đề án bảo vệ môi trường Chi tiết
Việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường chi tiết; lập và đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản theo khoản 6 Điều 39 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường. Áp dụng đối với các dự án tương đương với dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Điều 3 chương 2 Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT.
1.Sơ lược về tình hình hoạt động của cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
1.1 Giới thiệu về công ty
Các thông tin chung như : Tên cơ sở, Địa chỉ, toạ độ địa lý, Số điện thoại, Fax; Cơ quan chủ quản; Loại hình doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân, nước ngoài, liên doanh…) đang hoạt động.
1.2 Nội dung chủ yếu của cơ sở trong đề án bảo vệ môi trường Chi tiết
•    Năm đơn vị đi vào hoạt động; Diện tích mặt bằng sản xuất, sơ đồ vị trí; Số lượng cán bộ công nhân viên sản xuất.
•    Khái quát về quy mô, đặc điểm của các hoạt động chính của cơ sở.
•    Nói rõ các công nghệ sản xuất, công nghệ vận hành của từng hạng mục công trình.
•    Liệt kê đầy đủ các loại máy móc, thiết bị của cơ sở kèm theo chỉ dẫn về nước sản xuất, năm sản xuất, hiện trạng (còn bao nhiêu phần trăm hay mới).
•    Tên các loại sản phẩm và số lượng sản xuất (Tấn/năm).
•    Tên các loại nguyên liệu và phụ liệu và số lượng (Tấn/năm).
•    Các loại năng lượng sử dụng cho hoạt động sản xuất: Xăng, khí đốt, củi, than, điện…(Tấn, KW…).
1.3 Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội trong đề án bảo vệ môi trường Chi tiết
a. Về tự nhiên
Đề cập và mô tả những đối tượng, hiện tượng, quá trình bị tác động bởi hoạt động của cơ sở (đối với hoạt động của cơ sở có làm thay đổi các yếu tốđịa lý, cảnh quan…).
b. Về kinh tế
Nêu những hoạt động kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, giao thôngvận tải, khoáng sản, du lịch, thương mại, dịch vụ và các ngành khác) trong khuvực cơ sở và vùng kế cận bị tác động bởi cơ sở.
c. Về xã hội
Nêu những công trình văn hoá, xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử, khu dân cư, khu đô thị và các công trình liên quan khác trong vùng cơsở và các vùng kế cận bị tác động bởi cơ sở.
1.4 Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở trong thời gian đã qua
Nêu hiện trạng môi trường khu vực bị ảnh hưởng trực tiếp từ hoạt động của cơ sở như : môi trường không khí, môi trường đất, Môi trường nước mặt, nước ngầm.
Các hệ thống xử lý nước thải, khí thải của nhà máy, các công tác quản lý chất thải rắn nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt, bụi…
2. Mô tả các nguồn chất thải, các vấn đề môi trường không liên quan đến chất thải của cơ sở và các biện pháp quản lý/xử lý.
2.1 Thống kê các nguồn tác động có liên quan đến chất thải trong đề án bảo vệ môi trường Chi tiết.
a. Khí thải
Các chất ô nhiễm có trong khí thải: bụi, khí độc… (nêu rõ khối lượng, tải lượng các chất ô nhiễm có trong khí thải). Các thông số ô nhiễm phải đặc trưng cho loại hình sản xuất của cơ sở.
Tình hình xử lý: Đã có hệ thống xử lý khí thải chưa? (nếu có, cần mô tả chi tiết công nghệ xử lý, hiệu xuất xử lý và so sánh với các tiêu chuẩn hiện hành). Các số liệu về khí thải được thể hiện bằng các biểu, bảng rõ ràng, chính xác và có nguồn gốc.
Đánh giá tác động cụ thể về mức độ, quy mô không gian và thời gian cho từng nguồn gây tác động và từng đối tượng bị tác động tiêu cực.
So sánh , đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành.
Dự báo rủi ro về sự cố môi trường do cơ sở gây ra.
Đề xuất biện pháp quản lý/xử lý : đề xuất các hệ thống xử lý khí thải (có thiết kế hệ thống xử lý khí thải hoặc thiết bị, công trình hợp khối để xử lý khí thải nhằm đảm bảo quy chuẩn môi trường cho phép và kế hoạch thi công, lắp đặt công trình xử lý khí thải)
b. Nước thải
Các chất ô nhiễm có trong nước thải: COD, BOD, TSS… (nêu rõ khối lượng, tải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải). Các thông số ô nhiễm phải đặc trưng cho loại hình sản xuất của cơ sở.
Tình hình xử lý: Đã có hệ thống xử lý nước thải chưa? (nếu có, cần mô tả chitiết công nghệ xử lý, hiệu xuất xử lý và so sánh với các tiêu chuẩn hiện hành).
Nguồn tiếp nhận nước thải: Mô tả chi tiết nguồn tiếp nhận nước thải (quy mô, địa điểm, tính chất….).
Tình hình thực hiện phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp (nêu rõ ràng lưu lượng nước thải được tính phí, số phí đã đóng). Các số liệu về nước thải được thể hiện bằng các biểu, bảng rõ ràng, chính xác và có nguồn gốc.
Đánh giá tác động cụ thể về mức độ, quy mô không gian và thời gian cho từng nguồn gây tác động và từng đối tượng bị tác động tiêu cực.
So sánh , đối chiếu với các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định hiện hành.
Dự báo rủi ro về sự cố môi trường do cơ sở gây ra.
Biện pháp quản lý/xử lý : đề xuất các hệ thống xử lý nước thải (có thiết kế hệ thống xử lý nước thải hoặc thiết bị, công trình hợp khối để xử lý nước thải nhằm đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật môi trường và kế hoạch thi công, lắp đặt công trình xử lý nước thải)
c. Chất thải rắn
Nêu chi tiết các loại chất thải rắn (loại, khối lượng, biện pháp xử lý…), các loại chất thải nguy hại (loại, khối lượng, biện pháp xử lý…), đã thực hiện việc đăng ký chất thải nguy hại chưa?
Tình hình quản lý chất thải rắn của cơ sở.
Đưa ra biện pháp quản lý chất thải rắn thông thường, chất thải y tế (nếu có) và chất thải nguy hại. Kế hoạch thực hiện quản lý chất thải rắn (theo quy định tại Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về quản lý chất thải rắn) và chất thải nguy hại.
d. Tiếng ồn và độ rung (nếu có)
Nêu các nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung từ hoạt động của cơ sở và các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn.
Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung (có thiết kế hệ thống giảm thiểu tiếng ồn, độ rung hoặc thiết bị, công trình hợp khối để giảm thiểu tiếng ồn độ rung và kế hoạch thực hiện; các trang bị bảo hộ lao động…)
2.2 Thống kê các nguồn tác động không liên quan đến chất thải trong đề án bảo vệ môi trường Chi tiết
•    Sự cố về điện – cháy – nổ, nêu nguyên nhân.
•    Sự cố từ kho chứa hóa chất, nguyên liệu cho sản xuất.
•    Sự cố tai nạn lao động, tai nạn giao thông.
•    Ngộ độc thức ăn ở bếp ăn tập thể công nhân.
3. Kế hoạch quản lý môi trường và giám sát môi trường trong đề án bảo vệ môi trường Chi tiết
Tuỳ theo quy mô, loại hình sản xuất của cơ sở/khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, chương trình quản lý môi trường sẽ được đề ra chương trình quản lý môi trường .
3.1 Chương trình quản lý môi trường trong đề án bảo vệ môi trường Chi tiết

………….

Còn nữa…

 

lên đầu trang

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Kinh doanh
0907957895
Mr Thanh
0907.957.895
info@minhphuongcorp.com.vn