Chi tiết dự án
XÂY DỰNG BẾN PHAO ITC CÁI MÉP TẠI XÃ THẠNH AN, HUYỆN CẦN GIỜ CHO TÀU TRỌNG TẢI TỪ 80.000 DWT – 15000

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG - ĐTM CỦA DỰ ÁN – “XÂY DỰNG BẾN PHAO ITC CÁI MÉP TẠI XÃ THẠNH AN, HUYỆN CẦN GIỜ CHO TÀU TRỌNG TẢI TỪ 80.000 DWT – 150000 DWT”

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT. 3

1. Xuất xứ của dự án. 10

1.1. Tóm tắt về xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của dự án. 10

CHƯƠNG 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN. 27

1.1. Thông tin chung về dự án. 27

1.1.1. Tên dự án. 27

1.1.2. Chủ dự án. 27

1.1.3. Vị trí địa lý của dự án. 27

1.1.4. Mục tiêu; quy mô; công suất; công nghệ và loại hình dự án. 37

1.6.1. Tiến độ thực hiện dự án.. 71

1.6.2. Vốn đầu tư. 71

1.6.3. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án. 72

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN. 93

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 93

2.1.1. Điều kiện tự nhiên. …93

2.2. Hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực dự án. 111

2.2.1. Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý. 111

2.2.2. Hiện trạng tài nguyên sinh vật 118

CHƯƠNG 3  ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN  VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG,  ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG.. 126

3.1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án  126

3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động. 126

3.1.2.. Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện. 168

3.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành  189

3.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động. 189

3.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện. 220

3.3. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn kết thúc dự án………………………………………………………………………………………………………………245

3.3.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động xấu của dự án trong giai đoạn kết thúc dự án………………………………………………………………………………………………………………….265

3.4. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường. 274

CHƯƠNG 4 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG.. 280

4.1. Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án. 280

CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ THAM VẤN. 299

I. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG.. 299

5.1. TÓM TẮT VỀ QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN THAM VẤN CỘNG ĐỒNG………….. 299

5.2. KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG.. 299

5.2.1. Ý kiến của UBND cấp xã và tổ chức chịu tác động trực tiếp bởi dự án: 299

5.2.1.1. Ý kiến của UBND xã Thạnh An. 299

5.2.2. Ý kiến của đại diện cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án; 301

5.2.3. Ý kiến phản hồi và cam kết của chủ dự án đối với các đề xuất, kiến nghị, yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư được tham vấn: 302

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT. 304

1. Kết luận  304

2. Kiến nghị 306

3. Cam kết 306

 

 

MỞ ĐẦU

1. Xuất xứ của dự án

1.1. Tóm tắt về xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của dự án

Công ty cổ phần Vận tải và Thương mại Quốc tế (ITC) là đơn vị hoạt động lâu năm trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ khai thác cảng biển và vận tải hàng hóa bằng đường biển, với chủng loại hàng hóa vận chuyển phong phú,trong đó nhiều đối tác có nhu cầu vận tải than tương đối lớn. Căn cứ nhu cầu cần thiết cung cấp than tăng trưởng rất cao tại khu vực phía Nam để đáp ứng cho sự phát triển nhanh chóng gần đây của các nhà máy nhiệt điện tại khu vực (nhu cầu cần thiết cung cấp than trong năm 2020 cho nhà máy nhiệt điện Duyên Hải, Long Phú - Sông Hậu là 12 triệu tấn, nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân là 10 triệu tấn…) và các nhà máy xi măng, luyện thép (với nhu cầu trong năm 2020 là 2 triệu tấn). Nhu cầu cung cấp than sẽ tiếp tục tăng lên hàng năm khi các nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 2, nhiệt điện Vĩnh Tân 3 đi vào hoạt động. Nguồn hàng than bao gồm: nguồn nội địa từ khu vực phía Bắc, nguồn nhập khẩu từ khu vực Nam Á, Úc, Nga và Nam Phi. Việc vận chuyển, nhập khẩu than từ nước ngoài được sử dụng bằng các phương tiện vận chuyển cỡ lớn có tải trọng từ 80,000DWT ÷ 150,000DWT.

Tuy nhiên, hệ thống cảng trung chuyển than tập trung để phục vụ vận hành các Trung tâm nhiệt điện phía Nam có khả năng tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn như vậy chưa được đầu tư xây dựng. Do đó, giải pháp trung chuyển than bằng cách thiết lập các bến phao là phù hợp và cần thiết. Căn cứ nhu cầu cung cấp than, phương thức vận chuyển hàng than như phân tích phía trên và năng lực vận tải của ITC, nhằm nâng cao chất lược dịch vụ, năng xuất xếp dỡ, vận chuyển và chủ động hơn trong khai thác, giảm giá thành dịch vụ và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia, việc thiết lập 03 bến phao BP1, BP2, BP3 của Công ty cổ phần Vận tải và Thương mại Quốc tế trên sông Cái Mép là cần thiết. Sông Cái Mép là chỗ hợp lưu giữa sông Gò Gia với sông Thị Vải ra tới biển.

Ngày 17/6/2020, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản số 5877/BGTVT-KHĐT về việc Chấp thuận chủ trương bổ sung quy hoạch và thiết lập 03 bến phao cho tàu trọng tải từ 80.000 - 150.000 tấn tại khu vực Cái Mép. Theo đó, Bộ Giao thông vận tải đã chấp thuận chủ trương bổ sung quy hoạch và cho phép Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Quốc Tế thiết lập 03 bến phao BP1, BP2, BP3 tại sông Cái Mép.

Đây là dự án đầu tư mới, thuộc nhóm loại hình xây dựng giao thông đường thuỷ, cụ thể là xây dựng khu neo đậu cho tàu trọng tải lớn cho tàu trọng tải lên đến 150.000 DWT.

Căn cứ quy định tại mục 8 Phụ lục III của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019  của Chính phủ - Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của một số nghị định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ Môi trường quy định dự án đầu tư xây dựng khu neo đậu tàu có trọng tải từ 50.000 DWT thì lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường trình Bộ tài nguyên và Môi Trường để thẩm định, phê duyệt… Nhằm tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam 2014 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn kèm theo, cùng mục đích đảm bảo chất lượng môi trường trong suốt quá trình hoạt động của dự án, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Quốc Tế đã phối hợp với Công ty CP tư vấn đầu tư và TKXD Minh Phương tiến hành lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho dự án “Xây dựng Bến Phao ITC Cái Mép tại xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.HCM cho tàu trọng tải từ 80.000 DWT – 150.000 DWT. Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo và đề xuất những giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường. Nội dung và trình tự các bước thực hiện ĐTM theo hướng dẫn tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ.

1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư

Cơ quan lập và phê duyệt Dự án đầu tư “ Xây dựng Bến Phao ITC Cái Mép tại xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.HCM cho tàu trọng tải từ 80.000 DWT – 100.000 DWT ” là do Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Quốc Tế.

Cơ quan thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư dự án: Bộ giao thông vận tải

1.3. Mối quan hệ của dự án với các dự án khác và quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

1.3.1. Mối quan hệ của dự án với Dự án đầu tư xây dựng công trình các bến phao khu vực xung quanh.

Các bến phao được bố trí ở phía bên trái luồng hàng hải Vũng Tàu - Thị Vải, và nằm bên trái bờ sông Cái Mép đoạn giữa hạ lưu phao báo hiệu hàng hải số “20” đến pha hàng hải báo hiệu số “24” thuộc địa phận xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, Tp.HCM. Dự án đã được Bộ giao thông vận tải phê duyệt chủ trương đầu tư tại văn bản số 5877/BGTVT-KHĐT ngày 17/6/2020 của Bộ Giao thông vận tải về việc “Chấp thuận chủ trương bổ sung quy hoạch và thiết lập 03 bến phao cho tàu trọng tải từ 80.000 DWT - 150.000 DWT tại khu vực Cái Mép”; Từ thực tế tăng trưởng về lượng than nhập, thời gian qua đã có nhiều Nhà đầu tư có nhu cầu thiết lập các khu neo, bến phao chuyển tải, đặc biệt tại các khu vực có điều kiện thuận lợi cho việc chấp nhận, khai thác các tàu trọng tải lớn, cụ thể:

- Khu vực Vĩnh Tân: Có 01 khu neo chuyển tải đang hoạt động ( khu neo của Công ty TNHH Hàng Hải Sao Mai với 02 điểm neo cho tàu trọng tải đến 150.000 DWT).

- Khu vực Gành Rái: Có 01 bến phao đang hoạt động ( bến phao BP01 cho tàu trọng tải đến 150.000 DWT)

- Khu vực Gò Gia: Có 08 bến phao đang hoạt động ( bến phao BP2, BP3, BP4 cho tàu trọng tải 150.000 DWT; bến phao BP1, BP9 cho tàu trọng tải đến 80.000 DWT; bến phao BP8, BP11 cho tàu trọng tải 80.000 DWT); có 03 bến phao đã được chấp thuận quy hoạch và đang thực hiện thiết lập ( BP11, BP12 cho tàu trọng tải đến 110.000 DWT, bến phao BP3 cho tàu trọng tải đến 80.000 DWT.

- Khu vực Thiềng Liềng: Có 05 Bến phao đang hoạt động ( Bến phao Trường An 06, B.TL9, BTL6-8 cho tàu trọng tải đến 60.000 DWT, bến phao TL10, TL11 cho tàu trọng tải đến 80.000 DWT, có 04 bến phao đang được thiết lập ( TL12, TL16 cho tàu trọng tải đến 60.000 DWT) và  bến phao TL2 và TL4 trên sông Ngã Bảy của Công ty CP Cảng Sài Gòn để tiếp nhận cho tàu có trọng tải 60.000 DWT và 80.000 DWT.

- Khu vực Duyên Hải: Có 02 khu neo chuyển tải đang hoạt động ( khu neo của Công ty CP vận tải thương mại Quốc tế ( ITC) gồm 04 điểm neo cho tàu trọng tải đến 100.000DWT; khu neo của Công ty TNHH hàng hải Sao Mai gồm 04 điểm neo cho tàu trọng tải đến 100.000 DWT), có 01 khu chuyển tải đang trong quá trình thiết lập ( khu neo của Công ty Cổ phần Phát triển Logistic Quang Minh gồm 04 điểm neo cho tàu trọng tải đến 100.000 DWT.

1.3.2. Mối quan hệ của Dự án với các quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

* Quy hoạch phát triển nhóm cảng biển Đông Nam Bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Theo Quyết định 1037/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, khu vực thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu thuộc nhóm cảng biển Đông Nam Bộ có các cảng lớn là cảng cửa ngõ quốc tế (loại IA) Bà Rịa - Vũng Tàu, các cảng đầu mối khu vực (loại I) Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai. Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đông Nam Bộ giai đoạn đến năm 2020, định hướng 2030, đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt tại Quyết định 3327/QĐ-BGTVT ngày 29/8/2014 có các nội dung:

- Quy hoạch chi tiết các cảng trong nhóm bao gồm 04 cảng biển: cảng biển thành phố Hồ Chí Minh, cảng biển Đồng Nai, cảng biển Vũng Tàu và cảng biển Bình Dương.

- Các bến cảng còn lại trên sông Sài Gòn sử dụng cầu Phú Mỹ để tới các khu công nghiệp Cát Lái, Thủ Đức, Long Thành, Vũng Tàu và Đồng Nai sẽ tiếp tục hoạt động theo hiện trạng và nghiên cứu di dời sau năm 2020 nếu cần thiết.

- Đối với các bến phao, việc bố trí chúng trên luồng tàu chỉ mang tính chất tạm thời, đáp ứng nhu cầu thục sự cần thiết trước mắt tại khu vực chưa có điều kiện xây dựng đủ bến cứng. Do vậy, việc xây dựng bến phao phải gắn với quy hoạch phát triển phù hợp với hoạt động các bến cứng. Khi hoàn thành đầu tư xây dựng các bến cứng thì chủ đầu tư những bến phao phải chịu trách nhiệm di dời bến phao theo yêu cầu, đảm bảo điều kiện an toàn và khai thác hiệu quả các bến cứng.

- Các luồng tàu được quy hoạch cải tạo và nâng cấp bao gồm: luồng Sài Gòn - Vũng Tàu, luồng Soài Rạp, luồng sông Đồng Nai, luồng Cái Mép - Thị Vải, luồng sông Dinh.

2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM

2.1. Các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật về môi trường có liên quan làm căn cứ cho việc thực hiện ĐTM 

* Văn bản Luật liên quan tới việc thực hiện ĐTM:

- Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2001;

- Luật Thương mại số 36/2005/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 14/06/2005;

- Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2006;

- Bộ Luật lao động số 10/2012/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18/06/2012;

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy số 40/2013/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 22/11/2013;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18/06/2014;

- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014;

- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2014;

- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 19/06/2017;

- Luật Hóa chất số 10/VPHN-VPQH đã được Văn phòng Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2018.

- Luật Hàng hải Việt Nam số 95/2015/QH13  của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 25/11/2015 ;

- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 13/11/2008;

* Các Nghị định liên quan tới việc thực hiện ĐTM:

- Nghị định số 21/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21/3/2012 về Quản lý cảng biển và luồng hàng hải.

- Nghị định 146/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/10/2013 về Công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam.

- Nghị định 128/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/10/2013 về Xử lý tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng cảng biển và vùng biển Việt Nam.

- Nghị định 109/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20/11/2014 về Quy chế bảo vệ công trình cảng biển và luồng hàng hải.

- Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải.

- Nghị định 143/2017/NĐ-CP ngày 14/12/2017 của Chính phủ Quy định về bảo vệ công trình Hàng Hải;

- Nghị định số 37/2017/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về điều kiện kinh doanh khai thác cảng biển;

- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/08/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;

- Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/07/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/08/2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải;

- Nghị định số 03/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường;

- Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/04/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu;

- Nghị định số 37/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc;

- Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/05/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.

* Các Thông tư, Quyết định liên quan tới việc thực hiện ĐTM:

- Thông tư số 68/2015/TT-BGTVT ngày 06/11/2015 của Bộ Giao thông vận tải về Hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế bảo vệ công trình cảng biển và luồng hàng hải ban hành kèm theo Nghị định số 109/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ;

- Thông tư số 32/TT-BGTVT ngày 24/7/2015 của Bộ GTVT quy định bảo vệ môi trường trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông;

- Thông tư số 15/2016/TT-BGTVT ngày 30/6/2016 của Bộ Giao thông vận tải Quy định về quản lý đường thủy nội địa;

- Thông tư số 41/2017/TT-BGTVT ngày 14 tháng 11 năm 2017 của Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển và Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm môi trường do tàu gây ra mà Việt Nam là thành viên (Công ước MARPOL).

- Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

- Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2019 Thông tư quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ Môi trường và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;

- Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29/09/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường;

- Thông tư số 19/2016/TT-BYT ngày 30/06/2016 của Bộ Y tế về hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động;

- Thông tư số 53/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;

- Thông tư số 04/2017/TT-BXD ngày 30/03/2017 của Bộ Xây dựng quy định về quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình;

- Thông tư số 08/2017/TT-BXD ngày 16/05/2017 của Bộ Xây dựng quy định về quản lý chất thải rắn xây dựng;

- Thông tư số 24/2017/TT-BTNMT ngày 01/09/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường;

- Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28/12/2017 của Bộ Công thương quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của luật hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09/10/2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;

- Thông tư số 36/2018/TT-BCA ngày 05/12/2018 của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2014/TT-BCA ngày 16/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/07/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

- Quyết định số 1329/2016/QĐ-BXD ngày 19/12/2016 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức sử dụng vật liệu trong xây dựng;

* Các quyết định liên quan đến dự án:

- Quyết định số 05/2008/QĐ-UBND TP HCM về việc ban hành Qui chế quản lý khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ;

- Quyết định số 2/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu;

- Quyết định số 63/2014/QĐ-TTg ngày 11/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu ban hành kèm theo Quyết định số 02/2013/QĐ-TTg ngày 14/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ;

* Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng:

- TCVN 4513:1988 - Cấp nước bên trong - Tiêu chuẩn thiết kế;

- TCVN 2622:1995 - Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế;

- TCVN 6160:1996 - Phòng cháy chữa cháy - Nhà cao tầng - Yêu cầu thiết kế;

- TCVN 4519:1998 - Hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình - Quy phạm thi công và nghiệm thu;

- TCVN 7336:2003 - Quy định về các yêu cầu đối với thiết kế, lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, bọt (sprinkler);

- TCVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;

- QCVN 01:2008/BXD - Quy hoạch xây dựng;

- TCVN 7957:2008 - Tiêu chuẩn Thiết kế thoát nước - Mạng lưới bên ngoài và công trình;

- TCVN 6705:2009 - Chất thải rắn thông thường - Phân loại;

- TCVN 6706:2009 - Chất thải nguy hại - Phân loại;

- TCVN 6707:2009 - Chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo;

- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh;

- QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại;

- QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;

- QCVN 20: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ;

- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;

- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;

- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp;

- QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh;

- QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước;

- QCVN 03-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất;

- QCVN 26:2014/BGTVT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu.

- QCVN 80:2014/BGTVT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kiểm soát tiếng ồn trên tàu biển

- QCVN 20:2015/BGTVT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu hàng hải.

- QCVN 72: 2014/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về phân cấp và chế tạo phao neo và phao tín hiệu.

- QCVN 24:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn - Mức tiếp xúc cho phép tiếng ồn tại nơi làm việc;

- QCVN 26:2016/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vi khí hậu - Giá trị cho phép vi khí hậu tại nơi làm việc;

- Tiêu chuẩn vệ sinh lao động theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động;

2.2. Các văn bản pháp lý, quyết định hoặc ý kiến bằng văn bản của các cấp có thẩm quyền về dự án

- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0302345459, đăng ký lần đầu ngày 01/08/2001 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp;

 - Văn bản số 5877/BGTVT-KHĐT ngày 17/6/2020 của Bộ Giao thông vận tải về việc “Chấp thuận chủ trương bổ sung quy hoạch và thiết lập 03 bến phao cho tàu trọng tải từ 80.000 DWT - 150.000 DWT tại khu vực Cái Mép”;

- Công văn số 1038/CHHVN-KHĐT về việc tham gia ý kiến đối với đề xuất đầu tư xây dựng bến phao tại sông Cái Mép.

- Công văn số 2978/CHVN-KHĐT ngày 20/8/2020 của Bộ Giao thông vận tải – Cục Hàng Hải Việt Nam về việc Thoả thuận vị trí, quy mô 03 bến phao BP1, BP2, BP3 trên Sông Cái Mép.

( Văn bản được đính kèm phụ lục của báo cáo)

2.3. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập được sử dụng trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường.

- Thuyết minh dự án đầu tư “ Xây dựng Bến Phao ITC Cái Mép tại xã Thạnh An, huyện Cần Giờ, TP.HCM cho tàu trọng tải từ 80.000 DWT – 150.000 DWT ” của Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Quốc Tế ;

- Các bản vẽ, sơ đồ thiết kế mặt bằng tổng thể dự án;

- Kết quả phân tích hiện trạng chất lượng môi trường nền không khí, nước mặt, mẫu trầm tích khu vực thực hiện dự án.

 

lên đầu trang

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Kinh doanh
0907957895
Mr Thanh
0907.957.895
info@minhphuongcorp.com.vn