Chi tiết dự án
DỰ ÁN ĐIỂM DU LỊCH GREEN GEM MỘC CHÂU

DỰ ÁN ĐIỂM DU LỊCH GREEN GEM MỘC CHÂU

 

 

MỤC LỤC...................................................................................................................................... 1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................................................... 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................................................. 6

DANH MỤC HÌNH.......................................................................................................................... 7

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN............................................................................ 8

I.1.     Giới thiệu chủ đầu tư........................................................................................................... 8

I.2.     Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình............................................................... 8

I.3.     Mô tả sơ bộ dự án................................................................................................................ 8

I.4.     Thời hạn đầu tư:.................................................................................................................. 9

I.5.     Cơ sở pháp lý triển khai dự án................................................................................................ 9

I.5.1.       Luật, nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện............................................................ 9

I.5.2.       Nghị quyết, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ ngành....................................... 10

I.5.3.         Nghị quyết & Quyết định của Tỉnh ủy + HĐND + UBND tỉnh Sơn La............................... 11

I.6.     Tính pháp lý liên quan đến quản lý xây dựng......................................................................... 12

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG...................................................................................... 14

II.1.          Phân tích thị trường đầu tư và phát triển du lịch............................................................. 14

II.1.1.      Tổng quan nền kinh tế Việt Nam 2019........................................................................ 14

II.2.          Tổng quan về dân số và kinh tế xã hội tỉnh Sơn La............................................................. 14

II.2.1.      Tỉnh Sơn La............................................................................................................... 14

II.2.2.      Vị trí địa lý................................................................................................................ 15

II.2.3.      Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội............................................................................... 16

II.2.4.      Những lĩnh vực kinh tế lợi thế.................................................................................... 18

II.2.5.      Tiềm năng du lịch..................................................................................................... 19

II.3.          Huyện Mộc Châu........................................................................................................... 21

II.4.          Nhận định và phân tích tình hình thị trường phát triển du lịch........................................... 22

II.4.1.      Tình hình phát triển du lịch tại Mộc Châu................................................................... 22

II.4.2.      Dự báo lượng khách du lịch đến Mộc Châu................................................................. 25

II.4.3.      Tình hình phát triển du lịch và định hướng phát triển triển du lịch............................... 27

II.4.4.      Một số giải pháp phát triển du lịch............................................................................ 31

CHƯƠNG III: MỤC TIÊU VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ.............................................................. 34

III.1.        Khái quát chung và sự cần thiết phải đầu tư dự án............................................................ 34

III.2.        Mục tiêu đầu tư Khu du lịch............................................................................................ 36

CHƯƠNG IV: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG.............................................................................................. 38

IV.1.        Mô tả địa điểm xây dựng và lựa chọn địa điểm.................................................................. 38

IV.1.1.    Lựa chọn địa điểm.................................................................................................... 38

IV.1.2.    Đặc điểm hiện trạng địa điểm xây dựng..................................................................... 38

IV.2.        Phân tích địa điểm xây dựng dự án................................................................................... 41

IV.2.1.    Hiện trạng sử dụng đất............................................................................................. 41

Hiện trạng công trình kiến trúc................................................................................................. 41

IV.2.2.    Hiện trạng hạ tầng xã hội.......................................................................................... 41

IV.2.3.    Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật...................................................................................... 41

IV.3.        Nhận xét địa điểm xây dựng dự án.................................................................................... 43

IV.4.        Hiện trạng sử dụng đất.................................................................................................. 43

IV.4.1.    Thuận lợi.................................................................................................................. 43

IV.4.2.    Khó khăn.................................................................................................................. 44

IV.5.        Phương án đền bù giải phóng mặt bằng............................................................................ 44

Chính sách bồi thường - Mô tả hiện trạng khu đất......................................................................... 44

IV.6.        Nhận xét chung về hiện trạng......................................................................................... 45

CHƯƠNG V: QUI MÔ ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG.............................................................. 47

V.1.         Hình thức đầu tư........................................................................................................... 47

V.2.         Quy mô đầu tư.............................................................................................................. 47

V.2.1.      Hạng mục, công trình vui chơi giải trí......................................................................... 47

V.2.2.      Diện tích mặt bằng khu du lịch dự kiến....................................................................... 48

V.2.3.      Mô hình các hạng mục đầu tư Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái.................................. 50

Yêu cầu và tổ chức hoạt động................................................................................................. 51

V.2.4.      Ý tưởng đầu tư xây dựng các hạng mục khu du lịch.................................................... 52

V.2.5.      Ý đồ tổ chức không gian cảnh quan........................................................................... 53

CHƯƠNG VI: GIẢI PHÁP QUI HOẠCH THIẾT KẾ CƠ SỞ................................................................... 55

VI.1.        Sơ đồ cơ cấu phân khu chức năng.................................................................................... 55

VI.2.        Quy hoạch sử dụng đất.................................................................................................. 56

VI.2.1.    Quan điểm sử dụng đất............................................................................................ 56

VI.2.2.    Quy hoạch chức năng sử dụng đất............................................................................. 58

VI.3.        Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan.......................................................................... 61

VI.4.        Giải pháp thiết kế công trình........................................................................................... 63

VI.4.1.    Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của dự án....................................................................... 64

VI.4.2.    Giải pháp quy hoạch................................................................................................. 64

VI.4.3.    Giải pháp kiến trúc.................................................................................................... 64

VI.5.        Giải pháp kỹ thuật.......................................................................................................... 64

VI.5.1.    Hệ thống điện:.......................................................................................................... 64

VI.5.2.    Hệ thống cấp thoát nước.......................................................................................... 64

VI.5.3.    Hệ thống chống sét................................................................................................... 65

VI.5.4.    Hệ thống PCCC.......................................................................................................... 65

VI.5.5.    Hệ thống thông tin liên lạc........................................................................................ 65

CHƯƠNG VII: PHƯƠNG ÁN VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG................................................. 67

VII.1.       Sơ đồ tổ chức công ty - Mô hình tổ chức......................................................................... 67

VII.2.       Phương thức tổ chức, quản lý và điều hành..................................................................... 67

VII.3.       Nhu cầu và phương án sử dụng lao động......................................................................... 67

CHƯƠNG VIII: PHƯƠNG ÁN THI CÔNG CÔNG TRÌNH.................................................................... 70

VIII.1.     Giải pháp thi công xây dựng............................................................................................ 70

VIII.2.     Hình thức quản lý dự án................................................................................................. 70

CHƯƠNG IX: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, AT-PCCN........................................................ 71

IX.1.        Đánh giá tác động môi trường........................................................................................ 71

IX.1.1.     Giới thiệu chung....................................................................................................... 71

IX.1.2.     Các quy định và các hướng dẫn về môi trường........................................................... 71

IX.1.3.     Hiện trạng môi trường địa điểm xây dựng.................................................................. 73

IX.1.4.     Mức độ ảnh hưởng tới môi trường............................................................................ 77

IX.1.5.     Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của dự án tới môi trường............................. 78

IX.1.6.     Kết luận................................................................................................................... 79

CHƯƠNG X: TỔNG MỨC ĐẦU TƯ................................................................................................ 80

X.1.          Cơ sở lập Tổng mức đầu tư............................................................................................. 80

X.2.          Nội dung Tổng mức đầu tư............................................................................................. 80

X.2.1.      Chi phí xây dựng và lắp đặt....................................................................................... 80

X.2.2.      Chi phí thiết bị.......................................................................................................... 81

X.2.3.      Chi phí quản lý dự án................................................................................................ 81

X.2.4.      Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: bao gồm................................................................... 81

X.2.5.      Chi phí khác.............................................................................................................. 82

X.2.6.      Dự phòng chi............................................................................................................ 82

X.2.7.      Lãi vay của dự án...................................................................................................... 82

X.3.          Tổng mức đầu tư........................................................................................................... 82

CHƯƠNG XI: VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN....................................................................................... 88

XI.1.        Nguồn vốn đầu tư của dự án.......................................................................................... 88

XI.2.        Tiến độ sử dụng vốn....................................................................................................... 89

XI.3.        Phương án hoàn trả vốn vay.......................................................................................... 90

CHƯƠNG XII: HIỆU QUẢ KINH TẾ-TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN............................................................. 92

XII.1.       Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán............................................................................. 92

XII.2.       Các chỉ tiêu tài chính - kinh tế của dự án........................................................................... 94

XII.3.       Đánh giá ảnh hưởng Kinh tế - Xã hội................................................................................ 94

CHƯƠNG XIII: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................... 96

XIII.1.      Kết luận........................................................................................................................ 96

XIII.2.      Kiến nghị....................................................................................................................... 96

 

 

 

CHƯƠNG I:  GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN

I.1    Giới thiệu chủ đầu tư

I.2    Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình

  • Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Thiết kế xây dựng Minh Phương
  • Địa chỉ: 28 B Mai Thị Lựu, phường ĐaKao, quận 1, Tp.HCM.
  • Điện thoại: (028) 22142126;                             Fax:        (08) 39118579

I.3     Mô tả sơ bộ dự án

  • Tên dự án: Điểm du lịch Green Gem Mộc Châu.
  • Địa điểm: Tại xã Mường Sang và xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La;
  • Quỹ đất của dự án: 239.134 m2 có một phần thuộc đất do nhà nước quản lý giao cho các hộ dân thuê sử dụng vào việc trồng lúa và trồng cây lâu năm, một phần đất nông nghiệp do người dân sở hữu...
  • Mục tiêu đầu tư: Điểm du lịch Green Gem Mộc Châu được đầu tư xây dựng mới hoàn toàn theo mô hình một khu du lịch tổng hợp nhiều loại hình du lịch sinh thái - văn hóa với các loại hình khai thác như: Khu nhà nghỉ dưỡng Bugalow, khách sạn 5 sao, bể bơi vô cực, khu vui chơi giải trí, kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống, tham quan cầu kính, hang động, cầu trượt, khu vui chơi du lịch sinh thái, đạp xe đạp, tham quan quanh khu du lịch… Các công trình và cảnh quan sẽ được bố trí hài hoà tự nhiên phục vụ tốt nhu cầu của du khách, phù hợp với phát triển du lịch tổng thể của vùng với tiêu chuẩn cao cấp..
  • Tổng vốn đầu tư:  842.000.000.000 đồng,

Bằng Chữ: Tám trăm bốn mươi hai tỷ đồng.

Trong đó: Giá trị tồng mức đầu tư trước thuế là  773.000.000.000 đồng

Tiến độ thực hiện dự án:

  • Thời gian xây dựng: từ tháng 6 năm 2020 đến tháng 6 năm 2021.
  • Thời gian vận hành sản xuất kinh doanh: từ tháng 6 năm 2021.
  • Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới
  • Hình thức quản lý:
  • Công ty Cổ phần Du lịch 26 Mộc Châu trực tiếp quản lý dự án.
  • Quá trình hoạt động của dự án được sự tư vấn của các chuyên gia trong nước và nước ngoài.
  • Nguồn vốn đầu tư: đầu tư bằng nguồn vốn tự có và vốn vay thương mại

I.4     Thời hạn đầu tư:

  • Thời hạn đầu tư của dự án là 50 năm và khả năng xin gia hạn thêm.

I.5     Cơ sở pháp lý triển khai dự án

I.5.1     Luật, nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện

  • Các Luật, Bộ Luật của Quốc hội: Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 và các Nghị định; Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014; Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Luật Bảo vệ và Phát triển rừng số 29/2004/QH11; Luật Du lịch số 09/2017/QH14; Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14; Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013; Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/6/2014.
  • Nghị quyết số 1210/2016/QH13 ngày 25/05/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị;
  • Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
  • Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về quản lý không gian kiến trúc, cảnh quan đô thị;
  • Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị;
  •  Nghị định 44/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;
  • Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ & phát triển rừng;
  • Thông tư số 01/2011/TT-BXD ngày 27/01/2011 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị;
  • Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về nội dung thiết kế đô thị;
  • Thông tư số 16/2013/TT-BXD ngày 16/10/2013 của Bộ Xây dựng sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về nội dung thiết kế đô thị;
  • Thông tư 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù.
  • Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/2/2017 của Bộ Xây dựng;
  • Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính;
  • Thông tư số 329/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13/11/2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng;
  • Thông tư 18/2016/TT-BXD ngày 30/06/2016 quy định chi tiết về hướng dẫn một số nội dung về thẩm định phê duyệt thiết kế và dự toán xây dựng công trình.
  • Thông tư số 26/2016/TT-BXD  ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng  Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
  • Thông tư số 209/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định, Dự án đầu tư xây dựng, thiết kế cơ sở;
  • Thông tư độ thu số 210/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế, nộp, quản lý sử dụng phí thẩm định thiết kế công trình xây dựng, thiết kế cơ sở;

I.5.2      Nghị quyết, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ ngành

  • Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
  • Quyết định số 1959/QĐ-TTg ngày 29/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La đến năm 2020;
  • Quyết định số 2050/QĐ-TTg ngày 12/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
  • Quyết định số 1566/QDD-TTg ngày 09/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia bảo đảm cấp nước an toàn giai đoạn 2016-2025;
  • Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 03/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2030;
  • Nghị quyết số 64/NQ-CP ngày 17/5/2018 của Chính phủ về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Sơn La;
  • Quyết định số 91/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch vùng Trung du miền núi Bắc Bộ đến năm 2020;
  • Quyết định số 143/QĐ-BXD ngày 08/02/2018 của Bộ Xây dựng về việc giao nhiệm vụ lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2030;
  • Quyết định số 150/QĐ-BXD ngày 09/02/2018 của Bộ Xây dựng phê duyệt dự toán chi phí thực hiện dự án Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2030;
  • Văn bản số 1313/TTg-CN ngày 01/9/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung tuyến cao tốc Hòa Bình – Sơn La vào quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

I.5.3     Nghị quyết & Quyết định của Tỉnh ủy + HĐND + UBND tỉnh Sơn La

  • Quyết định số 226/QĐ-UBND ngày 28/01/2008 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt Đề án đầu tư phát triển khu du lịch Mộc Châu tỉnh Sơn La thành Khu du lịch Quốc gia;
  • Quyết định số 743/QĐ-UBND ngày 26/3/2008 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Sơn La giai đoạn 2007-2015 và định hướng đến 2020;
  • Quyết định số 3585/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;
  • Quyết định số 3586/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Sơn La đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030;
  • Quyết định số 2150/QĐ-UBND ngày 07/8/2017 của UBND tỉnh Sơn La về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung phát triển giao thông vận tải tỉnh Sơn La giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2030.
  • Quyết định số 375/QĐ-UBND Tỉnh Sơn La ngày 02 tháng 03 năm 2020, Quyết định Chủ trương đầu tư điều chỉnh dự án Đầu tư xây dựng Điểm du lịch Green Gem Mộc Châu;
  • Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình.

I.6     Tính pháp lý liên quan đến quản lý xây dựng

Việc thực hiện dự án “Điểm du lịch Green Gem Mộc Châu” phải tuân thủ các quy định pháp lý sau:

  • Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);
  • Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);
  • TCVN 2737-1995 : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;
  • TCXD 229-1999   : Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió 
  • TCVN 375-2006   : Thiết kế công trình chống động đất;
  • TCXD 45-1978               : Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình;
  • TCVN 5760-1993 : Hệ thống chữa cháy - YC chung thiết kế lắp đặt và sử dụng;
  • TCVN 6160– 996  : YC chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;
  • TCVN 6305.1-1997 (ISO 6182.1-92) và TCVN 6305.2-1997 (ISO 6182.2-93);
  • TCVN 7,660-1993 : Hệ thống PCCC - Yêu cầu chung về thiết kế;
  • TCXD 33-1985                : Cấp nước mạng lưới bên ngoài và công trình, Tiêu chuẩn thiết kế;
  • TCVN 5576-1991  : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;
  • TCXD 51-1984     : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;
  • TCXD 27-1991                :TC đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng;
  • TCVN-46-89                   : Chống sét cho các công trình xây dựng;
  • EVN                                   : Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of VN).
  • TCVN 5576-1991   : Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật;
  • TCXD 51-1984                 : Thoát nước - mạng lưới bên trong và ngoài công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;
  • TCVN 47,64-1987   : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống thoát nước trong nhà;
  • TCVN 47,63:1988   : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp nước bên trong;
  • TCVN 5673:1992    : Tiêu Chuẩn Thiết kế hệ thống cấp thoát nước bên trong;
  • TCVN 6772              : Tiêu chuẩn chất lượng nước và nước thải sinh hoạt;
  • TCXDVN 175:2005 : Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép.

CHƯƠNG 1:        NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG

I.1     Phân tích thị trường đầu tư và phát triển du lịch

I.1.1  Tổng quan nền kinh tế Việt Nam 2019

Việt Nam là quốc gia nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á. Với dân số ước tính 96,5 triệu dân vào năm 2018, Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 15 trên thế giới và là quốc gia đông dân thứ 8 của châu Á. Thủ đô là thành phố Hà Nội kể từ năm 1976, với Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất.

Diện tích Việt Nam là 331.698 km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền và hơn 4.500 km² vùng nước nội thủy (hồ nước ngọt lớn, mặt sông lớn, biển nội thủy ven biển). Phía Bắc Việt Nam tiếp giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan, phía Đông và phía Nam giáp Biển Đông và có hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định khoảng gấp 3 lần diện tích đất liền (khoảng trên 1 triệu km²). 

+  Các chỉ tiêu kinh tế của năm 2019 như sau:

  • Tổng mức sản xuất: 542 tỷ USD.
  • Thu nhập trung bình: 2,845 USD.
  • Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế: 7,61%.
  • Tỷ lệ thất nghiệp: 3,21%.

Năm 2019 khép lại với thắng lợi của nền kinh tế Việt Nam trên phương diện tăng trưởng. Tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt 7,61%, cao hơn mục tiêu đặt ra với mốc 7,28% của GDP cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng một thập kỷ trở lại đây. Kỷ lục tăng trưởng được cho là nhờ vào sự trỗi dậy mạnh mẽ của nền kinh tế nửa cuối năm. Mức tăng trưởng trên 7% quý III và quý IV là cú hích, biến tham vọng tăng trưởng 7% tưởng chừng “bất khả thi” thành “dấu ấn” mới của kinh tế Việt Nam, vượt mọi dự đoán của các tổ chức quốc tế, chuyên gia kinh tế và Chính phủ Việt Nam.

I.2     Tổng quan về dân số và kinh tế xã hội tỉnh Sơn La.

I.2.1   Tỉnh Sơn La

Sơn La là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 31 về số dân, xếp thứ 40 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 49 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 63 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.248.416 người dân, GRDP đạt 47.223 tỉ Đồng (tương ứng với 2,0509 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 38 triệu đồng (tương ứng với 1.650 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 5,59%.

Tỉnh Sơn La có diện tích 14.125km² chiếm 4,27% tổng diện tích Việt Nam, đứng thứ 3 trong số 63 tỉnh thành phố. Toạ độ địa lý: 20o00'39'’- 22o00'02'’ vĩ độ Bắc và 10o30'11’ - 10o50'02'’ kinh độ Đông.

Vị trí địa lý, diện tích, dân số, thành phần dân tộc

  • Sơn La là tỉnh miền núi cao nằm ở phía Tây Bắc Việt Nam trong khoảng 20039" – 22002" vĩ độ Bắc và 103011" – 105002" kinh độ Đông.
  • Tỉnh Sơn La có 11 huyện và 1 Thành phố.
  • Phía Bắc giáp hai tỉnh: Yên Bái, Lai Châu.
  • Phía Đông giáp hai tỉnh: Hòa Bình, Phú Thọ.
  • Phía Tây giáp tỉnh: Điện Biên.
  • Phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóa và nước CHDCND Lào.
  • Sơn La có 250km đường biên giới với nước CHDCND Lào.
  • Thành phố Sơn La cách thủ đô Hà Nội 320 km về phía tây bắc.
  • Tỉnh Sơn La có 12 dân tộc anh em chung sống, trong đó dân tộc Thái chiếm 54%, dân tộc Kinh 18%, dân tộc Mông 12%, dân tộc Mường 8,4%, dân tộc Dao 2,5%, còn lại là các dân tộc: Khơ Mú, Xinh Mun; Kháng, La Ha, Lào, Tày và Hoa.

I.2.2   Vị trí địa lý

Địa giới: phía Bắc giáp các tỉnh Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu; phía Đông giáp các tỉnh Phú Thọ, Hoà Bình; phía Tây giáp với tỉnh Điện Biên; phía Nam giáp với tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Hua phanh (Lào); phía Tây Nam giáp tỉnh Luang prabang (Lào). Sơn La có đường biên giới quốc gia dài 250 km, chiều dài giáp ranh với các tỉnh khác là 628 km.

Sơn La nằm cách Hà Nội 320 km trên trục Quốc lộ 6 Hà Nội - Sơn La - Điện Biên, Sơn La là một tỉnh nằm sâu trong nội địa. Tỉnh này có 3 cửa khẩu với Lào là cửa khẩu quốc tế Chiềng Khương, Cửa khẩu Lóng Sập và Nà Cài.

Sơn La có độ cao trung bình 600 - 700m so với mặt biển, địa hình chia cắt sâu và mạnh, 97% diện tích tự nhiên thuộc lưu vực sông Đà, sông Mã, có 2 cao nguyên là Cao nguyên Mộc Châu và Cao nguyên Sơn La, địa hình tương đối bằng phẳng. Cùng với các tỉnh Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La là mái nhà của đồng bằng Bắc Bộ. Địa hình phần lớn là đồi núi, trong đó các đồi núi cao tập trung ở các huyện Sốp Cộp, Thuận Châu, Bắc Yên,... Sơn La có dòng sông Mã, sông Đà đi qua, phù sa từ hai con sông này đã bồi nên những thung lũng, 2 dòng sông này còn gây ra tình trạng xâm thực, sức nước mạnh khoét sâu vào các ngọn đồi, làm sụp những phần đất cao và mở rộng thung lũng ra. Phía Đông là các cao nguyên rộng lớn như cao nguyên Mộc Châu, đây là nơi có đồng cỏ lớn, là nơi chăn nuôi gia súc phù hợp. Địa hình cao, sông suối nhiều, lắm thác ghềnh, nên đây là nơi có nguồn thủy điện dồi dài, nhà máy thủy điện Sơn La được xây dựng ở đây là nhà máy lớn nhất Đông Nam Á hiện tại. Phía Bắc và Đông là những dãy núi cao vắt ngang chắn lại các lối giao thông, vì thế đã tạo ra các đèo như đèo Pha Đin, đèo Tà Xùa,…

Địa hình của tỉnh Sơn La chia thành những vùng đất có đặc trưng sinh thái khác nhau. Sơn La có hai cao nguyên: Mộc Châu và Nà Sản. Cao nguyên Mộc Châu có độ cao trung bình 1.050 m so với mực nước biển, mang đặc trưng của khí hậu cận ôn đới, đất đai màu mỡ phì nhiêu, thuận lợi cho phát triển cây chè, cây ăn quả và chăn nuôi bò sữa. Cao nguyên Nà Sản có độ cao trung bình 800 m, chạy dài theo trục quốc lộ 6, đất đai phì nhiêu thuận lợi cho phát triển cây mía, cà phê, dâu tằm, xoài, nhãn, dứa…

I.2.3  Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Dân số: Theo cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2019, tỉnh Sơn La có 1.248.416 người, đồng thời là tỉnh đông dân nhất vùng Tây Bắc Bộ. 13,8% dân số sống ở đô thị và 86,2% dân số sống ở nông thôn.

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 7 tôn giáo khác nhau đạt 6.977 người, nhiều nhất là đạo Tin Lành có 3.110 người, tiếp theo là Công giáo đạt 2.950 người, Phật giáo có 870 người. Còn lại các tôn giáo khác như Hồi giáo có 42 người, Phật giáo Hòa Hảo có ba người, đạo Cao Đài và Minh Sư đạo mỗi tôn giáo chỉ có một người.

Mật độ dân số phân bố không đều, tại tp. Sơn La có mật độ lên hơn 300 người/km2, các huyện Mai Sơn, Mộc Châu, Thuận Châu có mật độ hơn 100 người/km2, huyện Sốp Cộp có mật độ rất thấp, 31 người/km2, những nơi mật độ thấp nhất Sơn La đều nằm ở các xã thuộc các huyện Sốp Cộp, Bắc Yên, Sông Mã, có xã chỉ 9 người/km2 như xã Mường Lèo (Sốp Cộp).

Sơn La có 270.000 hộ dân, nhưng lại có đến 92.000 hộ nghèo, là tỉnh có số hộ nghèo lớn thứ 3 cả nước, chiếm 34%, là một trong những tỉnh nghèo của Việt Nam. Các huyện Sốp Cộp,, vân hồ, Bắc Yên, là những huyện nghèo của Sơn La, hộ nghèo chiếm từ 40-52% tổng dân số từng huyện, nằm trong danh sách 54 huyện nghèo của cả nước.

Khí hậu: Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi, mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Địa hình bị chia cắt sâu và mạnh, hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu cho phép phát triển một nền sản xuất nông – lâm nghiệp phong phú. Cao nguyên Mộc Châu rất phù hợp với cây trồng và vật nuôi vùng ôn đới. Vùng dọc sông Đà phù hợp với cây rừng nhiệt đới quanh năm.

Khí hậu Sơn La chia làm hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Nhiệt độ trung bình năm là 21,40C (trung bình tháng cao nhất 270C, tháng thấp nhất 160C). Lượng mưa trung bình hàng năm 1.200 – 1.600 mm, độ ẩm không khí bình quân là 81%.

Kinh tế: Sơn La là một tỉnh thuộc Trung du và miền núi phía Bắc, rất khó khăn về mặt kinh tế.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2018 ước tính tăng 5,59% so với năm 2017, trong đó 6 tháng đầu năm tăng 5,62%, mức tăng trưởng năm nay tuy không đạt mục tiêu tăng trưởng 8,5% đề ra nhưng trong bối cảnh kinh tế địa phương gặp nhiều khó khăn do thời tiết và biến đổi khí hậu thì đạt được mức tăng trưởng trên cũng đã khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả của các biện pháp, giải pháp được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng thực hiện.

Trong mức tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 6,18%, đóng góp 1,40 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 4,33%, đóng góp 1,44 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,33%, đóng góp 2,40 điểm phần trăm; thuế sản phẩm tăng 5,67%, đóng góp 0,35 điểm phần trăm.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 3,67% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 0,97 điểm phần trăm vào mức tăng chung, trong đó sản xuất và phân phối điện đạt mức tăng 2,53%, đóng góp 0,57 điểm phần trăm; ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 9,87%, đóng góp 0,32 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và hoạt động xử lý rác thải, nước thải giảm 1,69%, làm giảm 0,005 điểm phần trăm; ngành khai khoáng tăng 34,66%, làm tăng 0,08 điểm phần trăm mức tăng trưởng chung. Ngành xây dựng tăng trưởng khá với tốc độ 6,95%, đóng góp 0,46 điểm phần trăm vào mức tăng chung.

Trong khu vực dịch vụ, các ngành vẫn giữ mức tăng ổn định so với cùng kỳ năm trước đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của nền kinh tế, trong đó đóng góp của một số ngành có tỷ trọng lớn vào mức tăng trưởng chung như sau: Ngành giáo dục và đào tạo chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt mức tăng 5,52% so với năm 2017, đóng góp 0,44 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy năm nay có mức tăng trưởng khá cao 7,62%, đóng góp 0,43 điểm phần trăm; hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị xã hội tăng 6,02%, đóng góp 0,33 điểm phần trăm; hoạt động kinh doanh bất động sản tăng 4,27%, đóng góp 0,19 điểm phần trăm...

Về cơ cấu kinh tế năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 22,28%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,44%; khu vực dịch vụ chiếm 38,11%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 6,17% (cơ cấu tương ứng của năm 2017 là 21,88%; 34,59%; 37,36%; 6,17%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp thuỷ sản, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.

I.2.4   Những lĩnh vực kinh tế lợi thế

Nằm ở vị trí đầu nguồn của hai con sông lớn: sông Đà và sông Mã, Sơn La không chỉ là địa bàn phòng hộ xung yếu cho vùng đồng bằng Bắc Bộ và hai công trình thuỷ điện lớn nhất nước, mà còn là địa bàn có tiềm năng, lợi thế để phát triển rừng nguyên liệu với quy mô trên 20 vạn ha, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản và sản xuất giấy, bột giấy.

Ngoài tiềm năng để phát triển một số cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc ăn cỏ, phát triển rừng nguyên liệu, Sơn La còn có nhiều lợi thế để phát triển nhiều loại cây, vật nuôi khác có giá trị kinh tế cao như dâu, tằm, cà phê, chè, rau sạch, hoa, cây cảnh, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thú quý hiếm với quy mô công nghiệp. Mỗi năm, Sơn La thu hoạch 18 – 20 vạn tấn ngô, đậu tương - nguồn nguyên liệu chủ yếu cho công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi.

Tiềm năng phát triển của sản phẩm nông – lâm nghiệp, hàng hoá như trên là tiền đề để Sơn La có thể phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến nông – lâm sản như chế biến chè, sữa, cà phê, tơ tằm, thịt, giấy, thức ăn gia súc…tham gia vào thị trường trong nước và xuất khẩu.

I.2.5 Tiềm năng du lịch

Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông khô lạnh, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Do địa hình núi xen thung lũng và sự hình thành của nhiều hồ thủy điện trên địa bàn khiến cho khí hậu Sơn La chia thành nhiều tiểu vùng khí hậu, đặc trưng như: vùng khí hậu mát mẻ từ 18oC – 21oC rất phù hợp để phát triển du lịch (cao nguyên Mộc Châu, Tà Xùa - Bắc Yên, Co Mạ - Thuận Châu, Ngọc Chiến - Mường La...). Ngoài ra còn có những tiểu vùng khí hậu nóng ẩm như Sông Mã, Mường La, Phù Yên... với khí hậu mát mẻ, vào mùa xuân, trên cao nguyên Mộc Châu với những nương đồi chè, hoa mơ, hoa mận, hoa đào, Sơn Tra, những cánh đồng hoa cải... tạo nên sức lôi cuốn khách du lịch về tụ hội.

Tỉnh Sơn La có 12 dân tộc, trong đó chiếm đa số là các dân tộc Thái, Kinh, Mông, Mường. Đây được xem là những tài nguyên du lịch nhân văn đặc thù có thể khai thác để tạo thành những sản phẩm du lịch văn hoá có giá trị. Các dân tộc Sơn La hiện đang lưu giữ tại cộng đồng những giá trị văn hoá mang đậm bản sắc của vùng Tây Bắc, đã và đang tạo nên sự khác biệt của của sản phẩm du lịch Sơn La - Tây Bắc. Các dân tộc đều có bản sắc văn hoá độc đáo, có những nét tương đồng và những nét khác biệt tạo nên các truyền thống văn hoá đặc trưng hơn cho Sơn La.

Hiện nay nhiều làng bản dân tộc ở Sơn La còn lưu giữ được nhiều giá trị sinh hoạt, văn hoá truyền thống. Nhiều làng bản dân tộc đã bước đầu phát triển mô hình du lịch sinh thái cộng đồng như: Bản Nà Bai, bản Phụ Mẫu 1 và Phụ Mẫu 2 (xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ); bản Hua Tạt (xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ); Bản Hài, bản Cá và bản Bó (xã Chiềng An, thành phố Sơn La); Bản Tông và bản Hụm (xã Chiềng Xôm, thành phố Sơn La); Bản Han 2, Han 4 và bản Han 5 (xã Mường Do, huyện Phù Yên); Bản Lướt (xã Ngọc Chiến, huyện Mường La); Bản Ka, bản Đức (xã Chiềng Khoang, huyện Quỳnh Nhai); Trung tâm xã Hồng Ngài - văn hoá dân tộc Mông gắn với hang vợ chồng A Phủ (huyện Bắc Yên).

Các dân tộc thiểu số ở Sơn La có nhiều lễ hội và các trò chơi dân gian gắn với mùa vụ trong năm. Các lễ hội này mang đậm tính trữ tình, giao duyên nam nữ, hạnh phúc gia đình và tình hữu nghị các bản làng, dân tộc.

Dân tộc Thái có Lễ hội hoa Ban tại Mộc Châu diễn ra vào mùa hoa ban nở dịp tháng 3, lễ hội Lồng Tồng xã Chiềng Hặc huyện Yên Châu, Lễ hội đua thuyền (gắn với truyền thuyết đánh giặc sông) huyện Quỳnh Nhai.

Dân tộc Mông có Lễ hội Nào Sồng (Mộc Châu), Lễ hội Tu Su (Yên Châu) với nhiều trò chơi dân gian được duy trì.

Dân tộc La Ha có lễ hội Mừng cơm mới. Người Kháng ở Quỳnh Nhai có Lễ hội Xen Pang Ả, đây là lễ hội có ý nghĩa đối với đồng bào dân tộc Kháng, là dịp để mọi người tạ ơn tổ tiên và các thế lực siêu nhiên đã giúp đỡ cho họ có sức khỏe, bản mường yên bình, no ấm...

Hàng năm, vào

lên đầu trang

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Kinh doanh
0907957895
Mr Thanh
0907.957.895
info@minhphuongcorp.com.vn