Chi tiết dịch vụ

Thuyết minh dự án Cảng thủy nội địa Long Sơn công nghệ mới

Thuyết minh dự án Cảng thủy nội địa Long Sơn công nghệ mới

I.3 Mô tả sơ bộ dự án

Tên dự án: Cảng thủy nội địa Long Sơn công nghệ mới.

Địa điểm: Nằm bên bờ phải sông Bãi Bùn và bờ trái sông Rạng thuộc thôn 10, xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

Quỹ đất của dự án: 50.000 m2.

Mục tiêu đầu tư: Dự án Cảng thủy nội địa Long Sơn công nghệ mới được đầu tư xây dựng mới theo mô hình cung cấp dịch vụ kho bãi, tập kết, lưu giữ vật liệu xây dựng. Cung cấp vật liệu xây dựng cho các công trình xây dựng trên địa bàn, đồng thời thực hiện các dịch vụ vận chuyển hàng hóa đường thủy nội địa. Lập kế hoạch bốc dỡ, xuất nhập vật liệu xây dựng, dịch vụ tiếp nhận, lưu kho, quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu trữ vật liệu xây dựng. Dự án đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, an toàn giao thông, các công trình xây dựng và cảnh quan sẽ được bố trí hài hoà tự nhiên phục vụ tốt nhu cầu sản xuất kinh doanh đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia về lĩnh vực xây dựng cảng đường thủy nội địa.

Tổng vốn đầu tư khoảng: 200.000.000.000 đồng, Bằng Chữ: Hai trăm tỷ đồng.

Trong đó vốn chủ sở hữu của Công ty C là 120.000.000.000 đồng, còn lại là vốn vay thương mại là 80.000.000.000 đồng;

Tiến độ thực hiện dự án:

Thời gian xây dựng: từ tháng 12 năm 2022 đến tháng 6 năm 2024.

Thời gian vận hành sản xuất kinh doanh: từ tháng 07 năm 2024.

Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới

Hình thức quản lý: Công ty C trực tiếp quản lý dự án.

Quá trình hoạt động của dự án được sự tư vấn của các chuyên gia trong nước.

Nguồn vốn đầu tư : (đầu tư bằng nguồn vốn tự có và nguồn vốn huy động từ các thành phần kinh tế khác kể cả nguồn vốn vay.)

I.4 Thời hạn đầu tư: Thời hạn đầu tư của dự án là 50 năm.

I.5 Cơ sở pháp lý triển khai dự án

Căn cứ theo các Luật, Bộ Luật của Quốc hội: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/06/2020 và các Nghị định; Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/06/2020; Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013; Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17/06/2020; Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013; Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23/06/2014; Luật Hàng Hải  số 95/2015/QH13 ngày 25/11/2015.

Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển phía bắc đến năm 2010 và định hướng đến 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 885/QĐ-TTg ngày 12/8/2004.

Căn cứ luật giao thông đường thủy nội địa ngày 15/06/2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật giao thông đường thủy nội địa ngày 17/06/2014; Luật đầu tư ngày 26/11/2014;

Căn cứ nghị định số 24/2015/NĐ-CP ngày 27/02/2015 của chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều Luậ giao thông đường thủy nội địa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa;

Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 04/03/2014 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển dịch vụ vẩn tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008 của bộ Xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng;

Thông tư số 61/2013/TT-BGTVT ngày 31/12/2013 của bộ trưởng bộ giao thông vận tải ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa ( QCVN72:BGTVT);

Thông tư số 50/2014/TT-BGTVT ngày 17/10/2014 của Bộ GTVT về quản lí Cảng, bến thủy nội địa;

Quyết định số 1071/QĐ-BGTVT ngày 24/04/2013 của Bộ giao thông vận tải phê duyệt quy hoạch phát triển vận tải sông, phà biển đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Quyết định số 34/2011/QĐ-UBND ngày 08/08/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết Giao thông đường thủy nội địa tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đến năm 2020;

Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự toán công trình.

Tính pháp lý liên quan đến quản lý xây dựng

Việc thực hiện dự án “Dự án Cảng thủy nội địa Long Sơn công nghệ mới” phải tuân thủ các quy định pháp lý sau:

Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19/05/2021. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2021/BXD);

TCVN 2737-1995    : Tải trọng và tác động- Tiêu chuẩn thiết kế;

TCXD 229-1999      : Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió theo TCVN 2737:1995

TCXD 33-1985 : Cấp nước mạng lưới bên ngoài và công trình, Tiêu chuẩn thiết kế;

TCVN 5576-1991: Hệ thống cấp thoát nước - quy phạm quản lý kỹ thuật

TCXD 9206:2012: đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế;

EVN                           : Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of VN).

TCVN 7161-1:2009 : Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế hệ thống – Phần 1: Yêu cầu chung;

TCVN 7336:2003    : Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống Sprinkler tự động –Yêu cầu thiết kế và lắp đặt;

QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

TCXDVN 175:2005 : Tiêu chuẩn thiết kế độ ồn tối đa cho phép.

CHƯƠNG II: ĐỊA ĐIỂM ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

II.1 Mô tả địa điểm xây dựng và lựa chọn địa điểm

II.1.1 Vị trí địa lý

Dự án đầu tư xây dựng Cảng thủy nội địa Long Sơn công nghệ mới.

II.1.2 Phân tích địa điểm xây dựng dự án

Khái quát đặc điểm tự nhiên và hiện trạng: Khu đất 50.000 m2 đất quy hoạch dự án tại địa bàn xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Hiện trạng giao thông: có tuyến giao thông tiếp cận từ đường Hoàng Sa.

Loại đất hiện tại: đất rừng phòng hộ và đất trồng cây lâu năm.

Hiện trạng khu đất thực hiện dự án: là khu đất được chủ đầu tư sang nhượng thuê lại của các hộ dân.

- Ranh giới: Vị trí dự án có tứ cận được xác định như bản vẽ đính kèm.

Phía Đông  giáp Sông Rạng và đất rừng phòng hộ.

Phía Nam giáp đất của dân.

Phía Bắc giáp Sông Rạng;

Phía Tây giáp đất rừng phòng hộ.

Địa hình địa mạo:

Địa hình nằm trong vùng địa hình chính là địa hình đồi lượn sóng: có độ cao từ 20-150m,, tạo thành những “chùy” chạy theo hướng Bắc xuống Tây Nam. Địa hình bằng, thoải, độ dốc chỉ khoảng 1-8°. Trong tổng quỹ đất có tới 84,19% diện tích có độ dốc <8°, là địa hình rất thuật lợi cho bố trí sử dụng đất, chỉ có 1,69% diện tích có độ dốc >15°.

Khu vực quy hoạch có địa hình đần lầy. Hướng dốc địa hình từ Bắc xuống phía Nam. Muốn xây dựng Dự án Cảng thủy nội địa Long Sơn công nghệ mới thì cần tôn nền theo quy hoạch chiều cao hoạch định.

Địa chất công trình:

- Theo báo cáo khảo sát đại chất công trình do Liên Hiệp khảo sát Địa chất công trình – nền móng & môi trường lập tháng 04/2007 với độ sâu khảo sát từ 15,0m – 20,0m: nền đất khu vực dự án được cấu tạo bởi phần trên là các trầm tích sông cổ đã trải qua thời kỳ cố kết tự nhiên tốt với thành phần cát pha. Dưới là sản phẩm phong hóa nứt nẻ cứng chắc. Địa từng khu vực có thể chia làm hai lớp như sau:

                        + Lớp 1: Cát pha, chặt vừa

                        + Lớp 2:  Sát pha, dẻo cứng – nữa cứng

Qua số liệu khảo sát các công trình xây dựng cạnh khu dự án cho thấy địa chất công trình nằm trong nền đất yếu đất bồi đắp. Tuy nhiên khi xây dựng cụ thể cần khảo sát kỹ để tránh rủi ro khi xây dựng.

Thủy văn:

Mưa có tác dụng thanh lọc các chất ô nhiễm trong không khí và pha loãng các chất ô nhiễm trong nước, nước mưa nó còn cuốn theo các chất ô nhiễm rơi vải trên mặt đất vào các nguồn nước

Lượng mưa trung bình tháng tại trạm Vũng Tàu đo được

 Tháng

Lượng mưa trung bình tháng (mm)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Lượng
 mưa

7,9

4,4

14,6

45,1

157,2

238

264,8

276,7

293,3

203,1

81,1

28,3

Nước ngầm:

- Với độ sâu 6-10m, nguồn nước ngầm hiện đang có khối lượng lớn phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, sản xuất kinh doanh hàng năm không thiếu nước như các vùng khác. Trong điều kiện phát triển kinh tế như hiện nay thì nước ngầm là nguồn duy nhất phục vụ cho sinh hoạt.

- Trong những năm trước mắt, khai thác mước ngầm cho chăn nuôi là cần thiết và thuận lợi cho kiểm soát dịch bệnh, nhưng về lâu dài, cần nghĩ đến phương án sử dụng nguồn nước mặt được xứ lý để phát triển bền vững.

- Nhìn chung, vị trí địa lý và mặt bằng cho phép chuyển chăn nuôi tập trung là thuận lợi, hiệu quả của chăn nuôi cao hơn so với trồng trọt, nguồn nước ngần đảm bảo, nhưng vị trí cụ thể và quy mô phát triển chăn nuôi tập trung từng khu vực còn phụ thuộc vào các tiêu chuẩn cho phép và phải tùy thuộc đặc điểm phân bố dân cư, đường trục, cơ sở vật chất kỹ thuật, nhất là phân bố các nguồn nước ngầm cần được bảo vệ.

Địa chấn:

- Theo tài liệu bản đồ địa chấn Việt Nam, Bà Rịa - Vũng Tàu có khả năng động đất cấp 6.

II.1.3 Hiện trạng tự nhiên tại khu đất. 

a).  Hiện trạng dân cư: Trong ranh giới khu vực dự án không có hộ dân nào sinh sống.

b)  Hiện trạng xây dựng, kiến trúc: Không có công trình xây dựng, kiến trúc trong khu đất lập Dự án.

c)  Hiện trạng hệ thực vật, cảnh quan khu vực:  Hiện tại khu đất thuộc đất rừng phòng hộ đang trồng cây lâu năm, cây ngắn ngày, chủ yếu là trồng cây lâu năm thích hợp để thực hiện Dự án.

II.1.4 Điều kiện tự nhiên:

Đặc điểm hiện trạng:

- Dự án Cảng thủy nội địa Long Sơn công nghệ mới là đất bằng phẳng thấp cần san lấp tôn nền.

- Hiện trạng giao thông: Nằm trên tổng thể Cảng thủy nội địa Long Sơn công nghệ mới có tuyến giao thông tiếp cận từ nhiều hướng khác nhau và đã được kết nối hạ tầng.

II.2 Nhận xét địa điểm xây dựng dự án

Địa điểm này đảm bảo các điều kiện cơ bản cho việc xây dựng dự án Dự án Cảng thủy nội địa Long Sơn công nghệ mới, ít tốn kém và không ảnh hưởng đến đời sống xã hội trong vùng, phù hợp với đặc điểm về quy hoạch và kế hoạch phát triển của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Điều kiện kinh tế xã hội bảo đảm phù hợp cho công việc đầu tư dự án. Tuy nhiên do mới bắt đầu hình thành nên hạ tầng cơ sở chưa thể hoàn chỉnh ngay khi bắt đầu thực hiện Dự án.

Tình trạng thực tế đất đai chưa được khai thác đúng mức, thì việc phát triển một Cảng thủy nội địa Long Sơn công nghệ mới với các tiêu chuẩn phù hợp với nhu cầu trước mắt và lâu dài tại địa phương là tất yếu và cần thiết.  

 

dự án Cảng thủy nội địa Long Sơn công nghệ mới

 

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THIẾT KẾ VÀ QUY MÔ ĐẦU TƯ

III.1 Cơ cấu sử dụng đất

BẢNG CÂN BẰNG ĐẤT ĐAI

STT

Chức năng sử dụng đất

Diện tích (m2)

Tỷ lệ chiếm đất (%)

1

Đất dịch vụ điều hành

 

 

2

Đất kho tàng, nhà xưởng, nhà kho

 

 

3

Đất bến bãi

 

 

4

Đất cây xanh

 

 

5

Đất giao thông

 

 

6

Đất khu phụ trợ

 

 

7

Đất hạ tầng kỹ thuật

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

 III.2 Quy mô xây dựng

STT

Hạng mục xây dựng

Diện tích xây dựng (m2)

I

Khu bến cảng

 

1

Nhà dịch vụ cảng và văn phòng

 

2

Nhà kho chứa hàng hóa

 

II

Khu nhà kho nhà xưởng, bãi chứa hàng

 

1

Văn phòng hành chính

 

2

Nhà ban điều hành

 

3

Khu phòng họp

 

4

Gara ô tô

 

5

Nhà xe cán bộ nhân viên

 

6

Trạm nhiên liệu xăng dầu

 

7

Nhà kho phụ trợ kỹ thuật

 

8

Khu tổ hợp nhà kho nhà xưởng, bãi hàng

 

 

Tổng cộng

 


Các phân khu chức năngIII.3 Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ.

Khu liên hợp dịch vụ Cảng thủy nội địa Long Sơn công nghệ mới tiếp vận Logistics  được quy hoạch thành 3 phân khu chức năng chính là:

Hệ thống kho, bãi để phục vụ hoạt động kinh doanh logistics;

 

Thuyết minh dự án Cảng thủy nội địa Long Sơn công nghệ mới

 

Hệ thống văn phòng;

- Khu vực dịch vụ: trong khu vực này gồm có các bộ phận như trung tâm kinh doanh, trung tâm báo hiệu và điều hành xe tải, trung tâm báo hiệu đường thủy,… đảm nhiệm việc điều hành kinh doanh, di chuyển của các loại phương tiện ra vào.

- Khu vực phụ trợ: gồm bãi đỗ xe, sửa chữa - bảo dưỡng phương tiện vận tải, nơi làm thủ tục, giấy tờ, văn phòng,…

Thiết bị chính dự án cảng thủy nội địa .

 

Thiết bị chính dự án cảng thủy nội địa.

 

III.4 Công nghệ, thiết bị, xây dựng và lắp đặt.

1. Hàng hóa qua cảng và bến

Như đã phân tích ở trên, lĩnh vực hoạt động chủ yếu của bến và hệ thống kho bãi vật liệu xây dựng là bốc xếp hàng tiếp chuyển bằng đường thủy nội địa trong khu vực đến kho bãi và ngược lại với khối lượng hàng hóa đã được dự báo cung cấp cho các khu công nghiệp và công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu và vùng lân cận.

2. Đội tàu đi đến bến

Cảng thủy nội địa Long Sơn và hệ thống kho bãi với nhiệm vụ chính là vận tải tiếp chuyển vật liệu xây dựng trong khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu, các khu công nghiệp trong khu vực đến kho bãi và ngược lại, với cự ly vận chuyển <= 150 Km. Để đảm bảo hiệu quả kinh tế đối với quá trình vận tải, cấp chuyển hàng hóa vật liệu xây dựng theo các tuyến đường sông đến các cảng trên thì phải cần thiết có các bến cảng phù hợp, đội tàu vận tải hàng hóa đến bến và kho bãi được xác định là các Sà lan tự hành, Sà lan LASH chuyên dùng có trọng tải từ 300 DWT đến 1000 DWT có các thông số kỹ thuật theo bảng  như sau:

Các thông số chính của Sà lan đi qua các cảng và đến bãi

Loại tàu

Chiều dài L (m)

Chiều rộng B (m)

Mớn nước có tải Tmax (m)

Sà lan Lash

38,25

11,00

3,3

Sà lan tự hành 1000 DWT

74,00

11,00

3,20

Tàu chở hàng khô 1000 DWT

70,00

10,50

3,40

 

3.  Đội xe vận tải

Khu vực bãi mở rộng có diện tích rất lớn có thể tiếp nhận các loại xe chuyên dùng vận tải vật liệu xây dựng có trọng tải đến 10 - 20 tấn. Với hệ thống đường giao thông thuận lợi từ quốc lộ vào bến bãi với điều kiện không kẹt xe và ách tắc giao thông khi có nhiều nút hàng vận chuyển. Bến bãi của công ty có khả năng tiếp nhận các loại xe chuyên dụng 24/24 giờ trong ngày làm việc.

4.  Một số chế độ khai thác bến cảng và khả năng tiếp nhận xe chuyên dụng

Thời kỳ hàng hải trong năm: 12 tháng

Số ngày hoạt động của bến: 360 ngày

Hệ số ảnh hưởng do điều kiện thời tiết: K­­tt = 0,8 – 0,9

Số ca làm việc trong ngày: 3 ca

Số ngày tiếp nhận xe chuyên dụng: 360 ngày

Số ca làm việc trong ngày để tiếp nhận xe: 3 ca

Hệ số ảnh hưởng do điều kiện thời tiết: K­­tt = 0,9 – 0,95

Số giờ làm việc trong ca: 8 giờ

5.   Phương án khai thác Cảng và các yếu tố về thiết bị

Việc xây dựng các hạng mục kè bờ kiên cố được tính toán để tiếp nhận các loại Sà lan chở vật liệu xây dựng có trọng tải từ 300 DWT và khả năng tiếp nhận các loại xe chuyên dụng chở vật liệu xây dựng và hàng hóa từ doanh nghiệp trong vùng.

Các phương tiện vận tải này thường không có cần cẩu để bốc dỡ vật liệu xây dựng. Do đó, tuyến trước bến sử dụng cần trục chuyên dùng bốc xếp vật liệu xây dựng các vị trí thích hợp trên bến kết hợp cần trục xích loại 100 tấn có gàu ngoạm bốc dỡ vật liệu xây dựng. Tính năng của cần trục được thể hiện qua các thông số sau: (1) sức nâng Q = 20 tấn, (2) tầm với lớn nhất Rmax = 29,30 m, (3) mỗi bến tương ứng bố trí một dây chuyền băng tải vật liệu xây dựng.

Vận chuyển vật liệu xây dựng từ bến bãi lên xà lan bằng hệ thống băng tải. Các bến được xây dựng để phục vụ tiếp nhận và bốc xếp hàng vật liệu xây dựng cho các Sà lan đi đến cảng theo đường sông để đáp ứng nhu cầu dự báo như đã phân tích trong phần nghiên cứu thị trường.

Với loại hàng bốc xếp là vật liệu xây dựng, Sà lan tính toán có trọng tải từ 300 DWT đến 1000 DWT, công nghệ bốc xếp và các chế độ khai thác của bến, khả năng chất xếp của bãi cũng như thực tế điều kiện địa hình khu  đất, khu nước,…Theo phân tích tính toán về khả năng thông qua các bến loại hàng tàu với công nghệ bốc xếp đã chọn.

Trước mắt từ nay đến hết năm 2025, trong khả năng hiện có của chủ đầu tư và tốc độ gia tăng của lượng hàng qua bến, xây dựng bờ kè kiên cố có thể tiếp nhận cùng lúc 2 Sà lan hoặc 1 Sà lan tự hành nhằm giải quyết đáp ứng nhu cầu tăng rất nhanh của lượng hàng qua kho bãi. Đồng thời, mở rộng thêm 5 ha đất để lưu được một lượng lớn vật liệu xây dựng vào bãi trong tương lai.

Bến cảng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật để tiếp nhận các loại sà lan tự hành, tàu có vật liệu xây dựng có trọng tải đến 1000 DWT ( cùng một lúc tiếp nhận được 2 sà lan chiều  dài 38,25m hoặc 1 sà lan tự hành 1000 DWT dài 74m).

Thiết bị làm hàng: Bến cảng được tính toán để bốc xếp vật liệu xây dựng cho các Sà lan đến cỡ 1000 DWT; các thiết bị làm hàng ở đây chủ yếu là các loại cần trục bờ bốc vật liệu xây dựng lắp cố định trên bến có sức nâng 20 tấn tương ứng với tầm 29,5 m; xe nâng loại 10T và các phương tiện chở vật liệu xây dựng ở khu vực bến.

Quy mô các hạng mục công trình:

San nền: Nguyên tắc san nền sẽ có dộ dốc từ cao nhất là bãi vật liệu xây dựng từ trung tâm bãi về các phía.

Cốt san nền tại vị trí kết nối đường Hoàng Sa với cổng phụ là +4.8 m so với cao độ hòn dấu. Tai vị trí đấu nối với đường ra cầu vượt là + 5.7 m,  tại vị trí kết nối đường Hoàng Sa  với công chính là + 5.0 m.

Hạng mục kè bảo vệ bờ

Tuyến kè bờ được bố trí xung quanh khu đất tiếp giáp sông Rạng và sông Bãi Bùn. Tuyến mép kè tiếp giáp với bến cập tàu nằm cách hiện hữu khoảng 100 m về phía Bắc. Toàn bộ mặt bằng khu vực xây dựng được bố trí theo bản vẽ đính kèm.

Cao độ hiện trang của khu đất dự kiến xây dựng là -1,2 ¸ -1,7 (m) – Hệ cao độ Hòn Dấu. Cốt san lấp xây dựng bãi sau kè dự kiến là +1,7m, do đó phải san lấp để đạt được cao độ xây dựng bãi với chiều dày lớp cát san lấp trung bình là 2,2m.

Toàn bộ tuyến kè dài 277m được chia ra làm 3 phân đoạn :

- Phân đoạn 1 là tuyến kè nằm giữa hai điểm K1 và K2 dài 101m, tuyến kè này nằm tiếp giáp với khu nước trước bến.

- Phân đoạn 2 dài 88m là tuyến kè nối từ điểm K2 đến K3, đây là tuyến kè bảo vệ bờ phía Đông của khu đất.

- Phân đoạn 3 dài 88m là tuyến ké nối từ điểm K1 đến K4, đây là tuyến kè bảo vệ bờ phía Tây của khu đất.

Hạng mục đường bãi khi mở rộng và gia cố nền móng kho bãi

+  Với diện tích khu bãi mở rộng các cầu tàu, ở đây sẽ bố trí xây dựng các đường bãi trên toàn bộ mặt bằng này, xác định rõ vị trí bãi vật liệu xây dựng và vị trí đường nội bộ. Chiều rộng đường nội bộ phục vụ giao thông xe tải, xe nâng tối thiểu 15m hoặc nhỏ hơn tùy theo công nghệ bốc xếp trong bãi.

 

Tham khảo THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BẾN VẬT LIỆU XÂY DỰNG LONG SƠN

 

lên đầu trang

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Kinh doanh
0907957895
Mr Thanh
0907.957.895
info@minhphuongcorp.com.vn