Chi tiết dịch vụ

Lập dự án đầu tư và Thẩm định dự án đầu tư

THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẨU TƯ

 

Thủ tục lập dự án đầu tư là bước đầu để nhà đầu tư có thể thực hiện được ý định đầu tư của mình. Thủ tục lập dự án đầu tư tại Việt Nam bao gồm những bước cụ thể như sau:

 1)   Nội dung thẩm định dự án đầu tư:

Các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước phải được thẩm định về :

    Sự phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị nông thôn;

 +    Chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia (nếu có);

 +    Các ưu đãi hỗ trợ của nhà nước mà dự án dầu tư có thể được hưởng theo quy chế chung;

    Phương án công nghệ và quy mô sản xuất, công suất sử dụng;

 +    Phương án kiến trúc, việc áp dụng quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng;

 +    Sử dụng đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, kế hoạch tái định cư (nếu có);

 +    Phòng, chống cháy nổ, an toàn lao động và các vấn đề xã hội của dự án;

 +    Các vấn đề rủi ro của dự án có thể xảy ra trong quá trình thực hiện làm ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư;

    Đánh giá tổng thể về tính khả thi của dự án.

 Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh còn phải thẩm định các điều kiện tài chính, giá cả, hiệu quả đầu tư và phương án hoàn trả vốn đầu tư của dự án.

 2)   Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư:

a)   Đối với các dự án nhóm A :

    Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì thẩm định có trách nhiệm lấy ý kiến của Bộ quản lý ngành, các Bộ, địa phương có liên quan. Tuỳ theo yêu cầu cụ thể đối với từng dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thể mời các tổ chức và chuyên gia tư vấn thuộc các Bộ khác có liên quan để tham gia thẩm định dự án.

    Đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, tổ chức cho vay vốn thẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ trước khi trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư.

b)   Đối với các dự án nhóm B, C sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dung do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước :

 +    Người có thẩm quyền quyết định đầu tư sử dụng cơ quan chuyên môn trực thuộc đủ năng lực tổ chức thẩm định, có thể mời cơ quan chuyên môn của các Bộ, ngành khác có liên quan để thẩm định dự án:

 +    Ủy ban Nhân dân Thành phố quyết định đầu tư nhóm B

    Ủy ban Nhân dân các quận huyện quyết định các dự án đầu tư có mức vốn từ 5 tỷ đồng trở xuống, sử dụng nguồn vốn Ngân sách thành phố phân cấp cho Quận huyện quản lý.

    Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư phê duyệt các dự án đầu tư nhóm C sử dụng vốn ngân sách nhà nước

 +    Giám đốc Sở Địa Chính – Nhà đất phê duyệt các dự án nhóm C sử dụng nguồn vốn cho thuê nhà sở hữu nhà nước

 +    Giám đốc Sở Giao thông công chánh phê duyệt các dự án nhóm C sử dụng nguồn vốn bảo đảm giao thông.

 3)   Biện pháp thẩm định:

    Sau khi tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, căn cứ vào từng loại dự án, cơ quan quyết định đầu tư thẩm định, đồng thời gởi công văn đến các sở ngành khi có nhu cầu cần xác định về nội dung có liên quan đến công tác thẩm định.

    Các Sở Ban ngành có trách nhiệm xem xét và phát biểu ý kiến bằng văn bản gởi cho cơ quan thẩm định theo thời gian quy định.

    Trong trường hợp nội dung dự án không phức tạp hoặc cơ quan thẩm định có đủ thông tin và điều kiện để đánh giá nội dung dự án, cơ quan thẩm định có thể không phải lấy ý kiến các ngành trong quá trình thẩm định nhưng phải nêu rõ việc này trong báo cáo thẩm định.

 +    Trong quá trình thẩm định, nếu xét thấy cần thiết, cơ quan thẩm định được tổ chức họp tư vấn để thẩm định dự án.

 

4)   Thời gian thẩm định:

 +    Các dự án đầu tư thuộc nhóm A : thời hạn thẩm định không quá 60 ngày làm việc.

    Các dự án đầu tư thuộc nhóm B : thời hạn thẩm định không quá 25 ngày, trong đó thời gian thẩm định tại Sở Kế hoạch Đầu tư không quá 15 ngày làm việc.

 +    Các dự án đầu tư thuộc nhóm C : thời hạn thẩm định không quá 15 ngày làm việc (gồm 7 ngày hỏi ý kiến các Sở ngành nếu có).

 

5)   Nội dung Quyết định đầu tư

Nội dung quyết định đầu tư bao gồm :

 +    Mục tiêu đầu tư;

 +    Xác định chủ đầu tư;

 +    Hình thức quản lý dự án;

 

+    Địa điểm, diện tích đất sử dụng, phương án bảo vệ môi trường và kế hoạch tái định cư và phục hồi (nếu có);

 +    Công nghệ, công suất thiết kế, phương án kiến trúc, tiêu chuẩn kỹ thuật và cấp công trình;

 +    Chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia (nếu có);

 +    Tổng mức đầu tư;

 +    Nguồn vốn đầu tư, khả năng tài chính và kế hoạch vốn của dự án;

    Các ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước mà dự án đầu tư có thể được hưởng theo quy chế chung;

 +    Phương thức thực hiện dự án. Nguyên tắc phân chia gói thầu và hình thức lựa chọn nhà thầu. Dự án nhóm C phải lập ngay kế hoạch đấu thầu, dự án nhóm A, B có thể lập kế hoạch đấu thầu sau khi có quyết định đầu tư;

 +    Thời gian xây dựng và các mốc tiến độ triển khai chính của dự án.

 +    Thời hạn khởi công (chậm nhất), thời hạn hoàn thành đưa công trình vào khai thác sử dụng (chậm nhất);

 +    Mối quan hệ và trách nhiệm các Bộ, ngành, địa phương có liên quan (nếu có).

 

NỘI DUNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1. Thẩm định pháp lý của dự án

Nội dung phân tích

+ Thứ nhất, phân loại dự án theo quy mô, loại hình đầu tư và thành phần kinh tế.

+ Thứ hai, kiểm tra sự tuân thủ của dự án đối với những quy định hiện hành trong quản lý đầu tư và xây dựng

Mô phỏng thẩm định dự án đầu tư.

2. Thẩm định Sự cần thiết của dự án

2.1. Thẩm định tính hợp lý về thời điểm đầu tư

2.2. Thẩm định tính hợp lý về quy mô đầu tư (kỹ thuật MNPV và MIRR)

-   Xuất phát từ tình hình nội tại, đặc thu hoạt động của doanh nghiệp – sử dụng mô hình SWOT & Chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 

-   Những diễn biến cung – cầu trên thị trường của dự án – sử dụng mô hình 5 thế lực cạnh tranh của M.Porter 

-   Định hướng phát triển của ngành, vùng địa phương đã được duyệt 

Mô phỏng thẩm định dự án

3. Thẩm định hiệu quả thị trường của dự án

3.1. Kỹ thuật Thẩm định nhu cầu đối với sản phẩm của dự án

3.1.1. Phương pháp thẩm định đối với những sản phẩm truyền thống của dự án

- Giới thiệu kỹ thuật sử dụng Data analysis trong Excel nhằm đo lường nhu cầu sản phẩm của dự án.

- Giới thiệu kỹ thuật hồi quy trong Excel để xác định hàm nhu cầu đối với sản phẩm của dự án

3.1.2. Phương pháp thẩm định đối với những sản phẩm mới

3.2. Thẩm định chu kỳ sống của sản phẩm dự án

3.3. Thẩm định chính sách Marketing sản phẩm – dịch vụ của dự án

3.4. Đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm – dịch vụ thuộc dự án (ứng dụng mô hình 5 thế lực cạnh tranh của M.Porter)

4. Thẩm định hiệu quả kỹ thuật của dự án

4.1. Tình huống thẩm định sự hợp lý của công nghệ, thiết bị

4.2. Tình huống thẩm định sự hợp lý về địa điểm – vị trí

4.3. Tình huống ô nhiễm môi trường

4.4. Các tình huống khác liên quan đến thẩm định hiệu quả kỹ thuật

Mô phỏng thẩm định dự án

5. Thẩm định nguồn vốn của dự án

5.1. Thẩm định tổng thể nguồn vốn dự án

5.2. Thẩm định chi tiết nguồn vốn dự án – vấn đề vốn dự phòng, vốn ứng trước…

5.3. Thẩm định tính khả thi của nguồn vốn dự án

6. Thẩm định hiệu quả tài chính của dự án

6.1. Hệ thống hóa vấn đề liên quan đến dòng tiền

6.1.1. Tình huống trong tính toán dòng tiền theo phương pháp trực tiếp

6.2.1. Tình huống trong tính toán dòng tiền theo phương pháp gián tiếp

6.2. Hệ thống hóa các chỉ tiêu tài chính được sử dụng trong thẩm định tài chính

6.2.1. Chỉ tiêu điểm hòa vốn

6.2.2. Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn

6.2.3. Chỉ tiêu DSCR (debt service cover ratio)

6.2.4. Chỉ tiêu NPV

6.2.5. Chỉ tiêu IRR

6.3. Hệ thống hóa các hàm được sử dụng trong Excel để thẩm định dự án đầu tư

6.4. Thảo luận các tình huống đặc biệt trong thẩm định dự án

6.4.1. Tình huống dự án đầu tư phân kỳ - kỹ thuật khắc phục nhược điểm của IRR – Kỹ thuật Modified IRR)

6.4.2. Kỹ thuật tính toán suất chiết khấu hợp lý cho dự án – WACC

6.4.3. Phân biệt hai quan điểm đánh giá tài chính dự án: quan điểm tổng đầu tư (TIP) và quan điểm chủ sở hữu (EIP)

6.5. Xây dựng mô hình bảng tính để thẩm định dự án

6.5.1. Mô phỏng thẩm định dự án   bằng hệ thống bảng Excel 

6.5.2. Giới thiệu Thẩm định dự án BOT  bằng hệ thống bảng Excel

7. Thẩm định hiệu quả kinh tế xã hội

7.1. Những nội dung cơ bản

7.2. Những nội dung do World Bank khuyến nghị

- Xác định “giá kinh tế” 

- Định giá tác động môi trường – kỹ thuật sử dụng “Quan hệ phản ứng Dose – DRR”

8. Thẩm định rủi ro của dự án

8.1. Phân tích độ nhạy của dự án – Giới thiệu hàm Table trong Excel

8.2. Phân tích tình huống – Giới thiệu hàm Scenario & các hàm khác trong Excel

 Nếu sau khi xem xong phần hướng dẫn này, doanh nghiệp còn phân vân hãy gọi cho chúng tôi. Chúng tôi cam kết sẽ hướng dẫn tận tình và cụ thể để doanh nghiệp hoàn thành tốt những thủ tục môi trường vướng phải. Hãy gọi cho chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết.

 

CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ & THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG 
Địa chỉ: 158 Nguyễn Văn Thủ, P. Đa Kao, Quận 1, TP.HCM 
Hotline: (08 22 142 126 – 0914526205  - 08 22142126  - 08 35146426
Email: minhphuong.corp@yahoo.com.vn hoặc thanhnv93@yahoo.com.vn 
Website: www.lapduan.com  -  http://vn.360plus.yahoo.com/thanhnv93

 

lên đầu trang

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Kinh doanh
0907957895
Mr Thanh
0907.957.895
info@minhphuongcorp.com.vn