Chi tiết dịch vụ

Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng tại Vũng Tàu

Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng tại Vũng Tàu

CHƯƠNG V: QUY MÔ ĐẦU TƯ VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG

V.1 Hình thức đầu tư  

  •  Đầu tư xây dựng mới Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng tại Vũng Tàu là cơ sở du lịch sinh thái nghỉ dưỡng được đầu tư xây dựng mới kết hợp trồng và quản lý rừng phòng hộ phù hợp với các tiêu chuẩn về du lịch, môi trường...
  • Đầu tư xây dựng Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng tại Vũng Tàu trên khu đất 15Ha. Áp dụng giải pháp xây dựng công trình kiến trúc thân thiện môi trường, sinh thái, mang đặc sắc văn hóa nhưng không làm mất đi tính trang nhã và tiện dụng và bảo tồn các loại cây rừng.

Diện tích mặt bằng khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng tại Vũng Tàu dự kiến

  1. Quy mô và tính chất:
  • Diện tích đất: 15Ha.
  • Công suất phục vụ: khoảng 1.000 – 1.200 người/ngày.
  • Tính chất quy hoạch: là Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng dưới tán rừng.
    1. Cân bằng đất đai:

STT

Chức năng sử dụng đất

 Diện tích (m2)

 Tỉ lệ %

I

Đất xây dựng công trình

 7,980.8

 5.06

1

Đất nhà điều hành

 1,777.8

 1.13

2

Đất nhà hàng

 586.0

 0.37

3

Đất biệt thự

 187.0

 0.12

4

Đất bungalow

 5,430.0

 3.44

4.1

Đất bungalow 85 m² (30 căn)

 2,550.0

 1.62

4.2

Đất bungalow 90 m² (32 căn)

 2,880.0

 1.83

II

Đất cây xanh

 127,896.5

 81.10

III

Đất hạ tầng

 21,828.5

 13.84

1

Đất bãi đỗ xe và giao thông đối ngoại

 6,003.8

 3.81

2

Đất đường dạo

 15,824.7

 10.03

 

Tổng

 157,705.8

 100

 

V.2 Lựa chọn mô hình đầu tư

Quy hoạch xây dựng một Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng tại Vũng Tàu, mang tính đặc trưng riêng biệt, tận hưởng tối đa cảnh quan thiên nhiên xung quanh gồm đồi núi, cây xanh…, có tiếp giáp rừng phòng hộ quốc gia sản phẩm du lịch đa dạng, chất lượng dịch vụ cao, xác định Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng tại Vũng Tàu nằm trong tổng thể các khu du lịch Xuyên Mộc, sự kết hợp hài hòa giữa các khu vực nghỉ dưỡng và vui chơi thể thao giải trí, không gian liên hoàn, độc đáo, gắn liền với thiên nhiên, mang tính đặc trưng riêng, phục vụ mọi đối tượng khách. Các hoạt động du lịch khai thác triệt để cảnh quan rừng, biển liền kề gần nhau, các hình khối kiến trúc được thiết kế hết sức độc đáo và ấn tượng mang phong cách truyền thống để tạo các điểm nhấn cho toàn khu du lịch.

Xây dựng một khu du lịch đạt tiêu chuẩn phục vụ cho nhu cầu lưu trú, nghỉ dưỡng của du khách, khu trung tâm gồm: nhà hàng ăn uống, nhà đón tiếp, khu nhà sàn, khu sinh hoạt ngoài trời.… phục vụ cho nhu cầu ăn uống, giải khát, tham quan, nghỉ dưỡng, ngoài ra còn có các câu lạc bộ vui chơi giải trí, dịch vụ cầu trượt, bơi thuyền, các dịch vụ vui chơi, …

Thời gian thực hiện từ năm 2021 đến năm 2024 đầu tư các hạng mục sau:

Đầu tư khu vui chơi giải trí:

* Bể bơi nhân tạo gồm có các dịch vụ: khu thể thao;

* Khu vui chơi giải trí gồm các dịch vụ: xe đạp địa hình, xe điện, khám phá rừng nhiệt đới….

* Đầu tư đường giao thông nội bộ;

Đầu tư các công trình nhà tạm gồm:

* 30 nhà bungalow diện tích khoảng 85m2/nhà;

* 32 Biệt thự diện tích khoảng 90m2/nhà;

* Nhà hàng ăn uống;

Đầu tư các công trình trên mặt đất có chiều cao dưới 12m gồm 03 (ba) nhà diện tích sàn khoảng 500m2/ nhà;

Khu du lịch có các tính chất là Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng da dạng, một không gian du lịch ấn tượng mang tính đặc trưng để thu hút du khách.

V.2.1 Mô hình các hạng mục đầu tư Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng 

  • Không gian cảnh quan tiếp cận trục đường hình thành khoảng xanh, các khu chức năng như: Khu đón tiếp kết hợp với khu nhà hàng ăn uống, với hành lang có mái che tạo ra một tổ hợp có thể cung cấp đầy đủ các dịch vụ chòi nghỉ, vườn hoa, đường đi dạo, đi xe đạp địa hình, khu hồ bơi có tạo sóng nhân tạo, khu cắm trại giả ngoại… làm phong phú, sinh động thêm không gian tạo cảm giác mạnh và thư giãn cho du khách khi tham quan và nghỉ dưỡng.

Các trò chơi cho du khách

1. Tham quan dã ngoại từng khu vực, du khách chỉ cần bắt đầu đi từ cổng vào đến điểm cuối của khu du lịch, du khách đã có thể:

  • Chiêm ngưỡng một rừng hoa lan đa dạng chủng loài, nhiều màu sắc sặc sỡ, nằm lừng lững trên các thân cây.
  • Nhìn thấy những cánh đồng hoa, cỏ, bụi cỏ, trải dài, phủ kín mặt đất
  • Khu hồ nước nhân tạo với cầu nhảy, máng trượt.

2. Quãng đường đi trong khu du lịch, du khách có thể đi bộ, đi ngựa, đi xe điện, du khách sẽ tọa lạc ở một nơi đầy hoa, cỏ.. một môi trường thiên nhiên thật sự lý tưởng cho bất kỳ du khách nào.

3.  Ngoài ra còn rất nhiều các hoạt động đặc biệt khác sẽ được mô tả chi tiết sâu hơn.

-     Đất xây dựng các công trình: Do đặc điểm địa hình tạo cho khu du lịch có sắc thái đặc thù, từ đó hình thành các khu chức năng theo địa hình và theo ý đồ phân chia không gian. Toàn bộ khu đất nghiên cứu được chia thành các khu vực chính thể hiện những chức năng cơ bản của khu du lịch.

-     Hạng mục công trình này được ưu tiên bố trí chiếm phần lớn trong dự án. Toàn bộ khu vực này thiết kế làm điểm nhấn của khu du lịch.

Mô hình Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng

V.2.2 Giải pháp xây dựng khu biệt thự nghỉ dưỡng

Khu biệt thự nghỉ dưỡng được xây dựng có kết cấu vững chãi, độ cao lý tưởng để phát triển khu nghỉ dưỡng "xanh" cao cấp được khắc họa bởi không gian sống thanh bình và tầm nhìn ngoạn mục. Đây không chỉ là nơi nghỉ dưỡng lý tưởng cho cư dân và du khách mà còn là món quà giá trị dành cho thế hệ tương lai.

Các nghiên cứu khoa học đều cho thấy sự tác động tích cực của bầu không khí trong lành, yên tĩnh và gần gũi với thiên nhiên đối với sức khỏe và tuổi thọ. Dự án giữ nguyên mảng xanh cây rừng và tô điểm thêm các loài hoa cây kiểng quý, lấy cây dừa, cây cau, cây hoa sứ làm điểm nhấn phong thủy cây xanh cho dự án.

Đồng thời, việc ứng dụng các công nghệ mới trên thế giới vào thi công đã giảm thiểu tác động của xây dựng đến hệ sinh thái tự nhiên. Hệ thống pin năng lượng mặt trời, hệ thống xử lý khí thải CO2 và các loại khí độc khác… giữ cho môi trường không khí luôn được thanh khiết. Lợi thế có một không hai trong môi trường sống "xanh" và "hữu cơ". Bên cạnh hội tụ tinh hoa của vùng đất rừng liền kề, dự án còn được kiến tạo theo xu hướng bất động sản xanh và cảnh quan, thảm thực vật được chăm sóc hữu cơ - Go Green và Go Organic đã làm nên điểm khác biệt độc đáo mà các khách hàng đã có quyết định nhanh chóng khi "mục sở thị" khuôn viên của dự án, biệt thự tại đây thật sự là ngôi nhà thứ hai second home mơ ước. 

Khám phá phong cảnh trong khu du lịch mô hình gắn kết với thiên nhiên

CHƯƠNG VI: GIẢI PHÁP QUY HOẠCH THIẾT KẾ CƠ SỞ

V.1 Sơ đồ cơ cấu phân khu chức năng

Trên cơ sở tính chất và hình ảnh chung của toàn khu du lịch, cơ cấu phân khu chức năng được tổ chức như sau:

  • Trong khu đất sau khoảng lùi theo chỉ giới xây dựng tổ chức một trục đường chính ở góc giao nhau đường nội bộ hình thành một quảng trường rộng, thoáng. Toàn bộ phương tiện giao thông từ bên ngoài vào được tập kết tại bãi xe.
  • Nhà đón khách trung tâm, khu nhà hàng ăn uống có cảnh quan đẹp, tầm nhìn bao quát tạo ra được một không gian ẩm thực độc đáo và thư giãn.
  • Khu nhà bungalow được thiết kế về 2 hướng khác nhau để du khách tùy ý chọn lựa hình thức giải trí riêng biệt.
  • Khu nhà biệt thự được bố trí một khu vực độc lập, yên tĩnh phù hợp cho khách du lịch nghỉ dưỡng.
  • Khu giải trí, sinh hoạt ngoài trời: khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng tại Vũng Tàu nằm chen lẫn trong những không gian cây xanh, các khu giải trí như cắm trại, ẩm thực ngoài trời, sân thể thao, sẽ đem lại cho du khách những phút giây hoà mình vào thiên nhiên để có những cảm  giác nghỉ ngơi thư giãn thoải mái nhất. Không gian rộng dành cho sinh hoạt, giải trí (gồm khu cắm trại, giải trí …) bố trí gần nhau và các vị trí thuận tiện phục vụ du khách. Các khu đều có giao thông riêng biệt tạo sự sang trọng và riêng tư cho khách và liên kết nhau tạo thành một mạng lưới liên hệ các khu một cách hợp lý.

VI.2 Quy hoạch sử dụng đất

  • Quy hoạch sử dụng đất chủ yếu sẽ bố trí cân đối giữa các mục tiêu sử dụng, sao cho mật độ xây dựng ở mức tối thiểu và đáp ứng nhu cầu sử dụng cho du lịch. Bảo tồn và phát triển tối đa những yếu tố tự nhiên như cây xanh, nhằm tạo môi trường sinh thái nhiệt đới đặc trưng cho khách du lịch nghỉ ngơi thư giãn.
  • Trong quá trình sử dụng đất và phát triển cần đảm bảo yếu tố không gian xanh của rừng đó là viễn cảnh tương lai của khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng tại Vũng Tàu, không gian cảnh quan tự nhiên và đảm bảo môi trường trong lành mát mẻ để thu hút khách du lịch. 

VI.3 Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan

  • Tổng mặt bằng khai thác cảnh quan địa hình và lợi thế về địa lý như:  Trục đón tiếp với cảnh quan cận đường, kết hợp các mảng xanh của rừng, hình thành không gian cảnh quan với nhiều cảnh đẹp hấp dẫn thu hút du khách đến nghỉ dưỡng, lưu trú….trong khu du lịch.
  • Khu nhà hàng, Nhà ăn trong khu trung tâm có cảnh quan đẹp, tầm nhìn bao quát nên tạo ra được một không gian ẩm thực độc đáo và thư giãn.
  • Khu cầu nhảy đa cấp, máng trượt, hồ bơi: Bao gồm các công trình với thiết kế dọc theo đường vào khu du lịch để khai thác tầm nhìn tốt nhất và tận hưởng luồng gió thổi vào. Xung quanh các công trình được bao bọc bởi những không gian cây xanh, hoa, cây kiểng tạo nên một không gian riêng tư gần gũi, đảm bảo điều kiện lý tưởng cho du khách thư giãn nghỉ dưỡng.

VI.4 Giải pháp thiết kế công trình

VI.4.1. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của dự án

  1. Chỉ tiêu sử dụng đất: Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng: 15 Ha

b) Chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật

-    Đường giao thông nội bộ thiết kế theo địa hình tự nhiên và bố trí kè đá tại các vị trí có độ dốc cao. Hệ thống thoát nước mặt và thoát nước bẩn được bố trí riêng.

-     Nước thải từ các khu vệ sinh phải được xử lý qua bể tự hoại xây đúng quy cách trước khi xả vào cống thải. Kết cấu tuyến gồm mương có nắp đan hoặc cống ngầm. Ðộ dốc thuỷ lực i min = 0,002 theo trục đường.

VI.4.2. Giải pháp quy hoạch

Tổ chức một Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng với đầy đủ các yêu cầu về công năng sử dụng, có tính thẩm mỹ, kinh tế, và bảo đảm có một môi trường kinh doanh tốt, trong lành, sạch sẽ, thoáng mát.

VI.4.3. Giải pháp kiến trúc

Bố trí tổng mặt bằng: Các khối công trình công cộng và thác nước, khu nhà nghỉ, nhà hàng được bố cục tạo nên quần thể không gian kiến trúc hài hòa, đảm bảo vấn đề an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy và thông thoáng tự nhiên cho công trình.

VI.5 Giải pháp kỹ thuật

a)   Hệ thống điện: Hệ thống chiếu sáng bên trong được kết hợp giữa chiếu sáng nhân tạo và chiếu sáng tự nhiên. Hệ thống chiếu sáng bên ngoài được bố trí hệ thống đèn pha, ngoài việc bảo đảm an ninh cho công trình còn tạo được nét thẩm mỹ cho công trình vào ban đêm. Công trình được bố trí trạm biến thế riêng biệt và có máy phát điện dự phòng. Hệ thống tiếp đất an toàn, hệ thống điện được lắp đặt riêng biệt với hệ thống tiếp đất chống sét. Việc tính toán thiết kế hệ thống điện được tuân thủ tuyệt đối các tiêu chuẩn quy định của tiêu chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn ngành.

b)   Hệ thống cấp thoát nước

Hệ thống cấp thoát nước được thiết kế đảm bảo yêu cầu sử dụng nước:

  • Nước sinh hoạt, nước cho hệ thống chữa cháy, nước tưới cây.

Việc tính toán cấp thoát nước được tính theo tiêu chuẩn cấp thoát nước cho công trình công cộng và theo tiêu chuẩn PCCC quy định.

c)   Hệ thống chống sét

Hệ thống chống sét sử dụng hệ thống kim thu sét hiện đại đạt tiêu chuẩn.

Hệ thống tiếp đất chống sét phải đảm bảo Rd < 10 Ω và được tách riêng với hệ thống tiếp đất an toàn của hệ thống điện. Toàn bộ hệ thống sau khi lắp đặt phải được bảo trì và kiểm tra định kỳ. Việc tính toán thiết kế chống sét được tuân thủ theo quy định của quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.

d)   Hệ thống PCCC

Công trình được lắp đặt hệ thống báo cháy tự động tại các khu vực công cộng để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình. Hệ thống chữa cháy được lắp đặt ở những nơi dễ thao tác và thường xuyên có người qua lại.

Hệ thống chữa cháy: ống tráng kẽm, bình chữa cháy, hộp chữa cháy, sử dụng thiết bị của Việt Nam đạt tiêu chuẩn về yêu cầu PCCC đề ra. Việc tính toán thiết kế PCCC được tuân thủ tuyệt đối các quy định của quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.

e)   Hệ thống thông tin liên lạc

Toàn bộ công trình được bố trí một tổng đài chính phục vụ liên lạc đối nội và đối ngoại. Các thiết bị telex, điện thoại nội bộ (nếu cần).

Kết luận: Với giải pháp bố trí mặt bằng, giải pháp mặt đứng, kết cấu bao che và các giải pháp kỹ thuật như trên thoả mãn được các yêu cầu sau: Mặt bằng bố trí hợp lý, các khu chức năng được phân khu rõ ràng, đảm bảo được an ninh công cộng. Hệ thống kỹ thuật an toàn phù hợp với yêu cầu sử dụng trong tình hình hiện tại và tương lai.

 

CHƯƠNG VII: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ RỪNG

VII.1 Quy hoạch trồng rừng và bảo tồn hệ động thực vật rừng

1. Tiến hành đo diện tích, xác định địa hình thực tế và đưa ra giải pháp cụ thể cho vấn đề bảo vệ rừng

 Theo báo cáo Điều tra đa dạng sinh học (ĐDSH) của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, rừng Xuyên Mộc có hệ sinh thái phong phú, đa dạng với nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Về hệ thực vật, Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu là một khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam nằm tại huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nơi đây ghi nhận được 732 loài thực vật và 205 loài động vật có xương sống, trong đó có những loài đang được xếp trong Sách đỏ Việt Nam.

   Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu nằm trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Phía Bắc giáp với rừng cao su, phía Đông giáp với huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp với tỉnh lộ 328 và phía Nam giáp với tuyến đường ven biển. Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu có tọa độ địa lý 10°28’ đến 10°38’N và từ 107°25’ đến 107°36’E. Tổng diện tích của khu bảo tồn thiên nhiên là 10,5373 ha. Trong đó, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 5,012 ha; Phân khu phục hồi sinh thái là 5,4625 ha; Phân khu hành chính dịch vụ là 62,5 ha. Diện tích vùng đệm là 12,154 ha, thuộc địa giới hành chính 4 xã và 1 thị trấn,. Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu được chia thành 4 dạng chính:

Phần lớn diện tích của khu bảo tồn có địa hình thấp từ 3-5m so với mực nước biển.

Đồi núi: trong khu bảo tồn có 3 cụm đồi thấp gồm Cụm Hồng Nhung (118 m) ở phía Bắc, cụm Hồ Linh (162 m) ở phía Nam, và cụm Mộ Ông (120 m) ở về phía Tây.

Lòng chảo trũng: chủ yếu ở phía Bắc và các bưng, hồ rải rác có nước quanh năm hoặc cạn vào mùa khô.

Cồn cát ven biển: chạy dài 12 km dọc theo bờ biển phía Nam khu bảo tồn. Hiện tại, phần lớn diện tích cồn cát ven biển nằm bên dưới tỉnh lộ mới ven biển đã được cắt ra khỏi khu bảo tồn.

Sinh thái và thảm thực vật

Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu nằm phía Nam đèo Hải Vân và thuộc vùng sinh thái Rừng khô trên đất thấp nam Việt Nam, kéo dài từ phía Nam đèo Hải Vân đến Đồng Bằng Sông Cửu Long. Khu vực này cũng thuộc Tiểu vùng sinh thái Rừng cây họ Dầu trên đất thấp ven biển phía Nam thuộc Vùng Sinh thái Nam Trường Sơn, một trong 223 vùng sinh thái quan trọng được xác định bởi WWF, Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu là một trong ít khu vực dọc theo duyên hải Việt Nam còn giữ được thảm rừng tự nhiên quan trọng chiếm ưu thế bởi rừng rụng lá cây họ dầu. Sự khô hạn và biệt lập của khu vực này dẫn đến sự phát triển các quần thể thực vật độc đáo. Thảm thực vật vùng bán khô hạn có giá trị cao và là nguồn tài nguyên dự trữ để khôi phục lại các khu vực khác, sẽ trở nên khô hạn hơn, có nguy cơ bị sa mạc hóa hoặc bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu.

Bản đồ Sinh thái cảnh quan do trung tâm Đa dạng sinh học và phát triển thành lập cho Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu thể hiện 17 kiểu cảnh quan tự nhiên và nhân tác, trong đó kiểu thảm rừng bị tác động trung bình trên đất có bề mặt tích tụ, bào mòn đa nguồn gốc chiếm tỷ lệ quan trọng. Các kiểu cảnh quan đất ngập nước trong khu bảo tồn có diện tích nhỏ nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng nước của khu vực và là nguồn nước quan trọng cho các loài động vật.

Các nghiên cứu về thảm thực vật đã ghi nhận 3 kiểu rừng chính gồm Rừng thưa hơi khô nhiệt đới, Kiểu rừng ẩm thường xanh trên đất đỏ bazan, Kiểu rừng chuyển tiếp giữa rừng thưa và rừng dày. Ngoài ra còn có Rừng tràm mọc ven biển, đất ngập nước, cây bụi và cồn cát ven biển, đất nông nghiệp.

Các kiểu phụ thảm thực vật như sau:

Kiểu phụ Miền thực vật thân thuộc với khu hệ thực vật Malaysia – Indonesia và khu hệ thực vật bản địa Bắc Việt Nam – Nam Trung Hoa

Kiểu phụ Miền thực vật thân thuộc với khu hệ thực vật Ấn Độ - Miến Điện và khu hệ thực vật bản địa Bắc Việt Nam – Nam Trung Hoa.

Kiểu phụ Miền thực vật thân thuộc khu hệ thực vật bản địa Bắc Việt Nam – Nam Trung Hoa và khu hệ thực vật Ấn Độ - Miến Điện – Malaysia – Indonesia.

Đa dạng loài

Hệ thực vật

Các nghiên cứu trước đây đã ghi nhận 732 loài thực vật thuộc 123 họ với 14 loài thực vật quý hiếm như: Cẩm lai bà Rịa, Gõ đỏ, Gõ mật, Giáng hương, Bình linh nghệ… Trong số 123 họ đã được ghi nhận thì họ Dầu (Dipter°Carpaceae) có tới 13 loài. Đặc biệt trong họ dầu có loài Dầu cát (Dipter°Carpus caudatus) được coi là loài đặc hữu của Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu-Phước Bửu. Các nghiên cứu mới nhất về thực vật đã ghi nhận 796 loài thực vật trong khu bảo tồn (đã loại bỏ những loài cây trồng trong danh lục cũ) (Lưu Hồng Trường và cộng sự, 2012).

Hệ động vật

Các nghiên cứu tương đối đầy đủ về khu hệ động vật rừng của Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu trước đây đã ghi nhận 36 loài thú, 96 loài chim, 33 loài bò sát và 13 loài ếch nhái.

Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (2000) đã ghi nhận 205 loài động vật có xương sống thuộc các lớp ếch nhái, bò sát, chim và thú (chiếm 91% số loài toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Trong đó:

Lớp ếch nhái: 12 loài thuộc 4 họ, 1 bộ trong đó có loài ếch giun là loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam.

Lớp bò sát: 38 loài thuộc 14 họ, 3 bộ trong đó có cả cá sấu nước ngọt và các loài rùa biển. Tuy nhiên, khu vực cồn cát ven biển hiện đã bị cắt ra khỏi khu bảo tồn nên các loài rùa biển cũng nên được đưa ra khỏi danh lục.

Lớp chim: 106 loài, trong đó 5 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam như: Gà lôi hông tía (Lophura diardi), Bồ câu nâu (Columa pucicea), Cú lợn rừng (Phodius badius) và Yến núi (Coll°Calia brevirostris).

Lớp thú: 49 loài thuộc 21 họ, 9 bộ chiếm 75% tổng số loài thú của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong đó có các loài quý hiếm như Khỉ đuôi lợn (Macaca leonina), Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus), các loài thuộc bộ ăn thịt như Báo hoa mai (Panthera pardus), Mèo gấm (Felis marmorata), Mèo rừng (Felis bengalensis), Chồn (Martes flavicula),các loài thuộc bộ móng guốc chẵn như Lợn rừng (Sus scrofa), Nai (Cervus unicolor); và Bộ gặm nhấm như: Sóc bay, Nhím, Thỏ rừng…

Từ năm 2000 đến trước nghiên cứu này, ít nhất 5 loài bò sát đã được bổ sung vào danh lục các loài bò sát của Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu nhưng với các nhóm loài động vật khác vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào.

 

Có thể bạn muốn biết Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng ven biển

 

lên đầu trang

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG

CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
CÔNG TY CP TV ĐẦU TƯ VÀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG MINH PHƯƠNG
Kinh doanh
0907957895
Mr Thanh
0907.957.895
info@minhphuongcorp.com.vn